Bản tin tổng hợp ngày 14/02/2023.
LÚA MÌ, NGÔ GIẢM NHƯNG ĐÀ GIẢM BỊ HẠN CHẾ DO LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG BIỂN ĐEN
Lúa mì và ngô giảm sau trong ba phiên tăng liên tiếp, mặc dù những lo ngại về nguồn cung từ khu vực Biển Đen đã tạo ra một mức sàn cho thị trường.
Đậu tương ít biến động, được hỗ trợ bởi thời tiết khô hạn tại Argentina khiến sản lượng kỳ vọng suy giảm.
Điểm tin chính
- Lúa mì CBOT giảm 0,2% xuống 7,90-1/2 USD/giạ.
- Ngô giảm 0,1% xuống 6,84-1/2 USD/giạ.
- Đậu tương giảm 0,5 cent xuống 15,42-1/4 USD/giạ.
Ngô và lúa mì tăng trong những phiên gần đây do lo ngại gia tăng về vấn đề chiến sự ở Ukraine có thể đe dọa thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 3.
Nga hôm thứ Hai cho biết việc tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen là “không phù hợp” trừ khi các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của nước này được dỡ bỏ và các vấn đề khác được giải quyết.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trong niên vụ 2022/23, kéo dài đến tháng 6, giảm 28,7% xuống 29,2 triệu tấn, do vụ thu hoạch giảm và khó khăn về hậu cần do cuộc xâm lược của Nga.
Khu vực Trung đông Argentina, trung tâm nông nghiệp của đất nước, đã nhận được lượng mưa từ 5 đến 25 mm vào thứ Hai. Các nhà khí tượng học cho biết, với tình trạng hạn hán kéo dài của đất nước cùng với nhiệt độ cao vào tuần trước, những lợi ích mà cơn mưa mang lại không được xem là đáng kể.
Các nhà phân tích cho biết, sản lượng nghiền đậu tương của Mỹ trong tháng 1 có thể tăng so với tháng 12 nhưng giảm một chút so với cùng kỳ năm trước, trước báo cáo hàng tháng của Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) vào thứ Tư.
Các tổ chức thành viên của NOPA, nơi xử lý khoảng 95% tổng số đậu tương được chế biến ở Hoa Kỳ, ước tính đã nghiền 181.656 triệu giạ vào tháng trước, theo ước tính trung bình của các nhà phân tích.
Các quỹ hàng hóa đã mua ròng các hợp đồng tương lai ngô, khô đậu tương, đậu tương và lúa mì CBOT vào thứ Hai và bán ròng các hợp đồng tương lai dầu đậu tương, các thương nhân cho biết.
(Nguồn: Reuters)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 14/02/2023.
DẦU THÔ NỐI DÀI ĐÀ TĂNG TRƯỚC MỘT LOẠT CÁC THÔNG TIN TRÁI CHIỀU VỀ NGUỒN CUNG
Giá dầu trải qua một phiên giao dịch đầy biến động nhưng vẫn duy trì được đà tăng từ tuần trước. Kết thúc phiên 13/02, giá dầu thô WTI tăng 0,53% lên 80,14 USD/thùng, giá dầu thô Brent nhích nhẹ 0,15% lên 86,52 USD/thùng.
Giá dầu giảm trong phần lớn thời gian của phiên khi mà những lo ngại về nguồn cung của các nhà đầu tư trước việc Nga cắt giảm sản lượng 500.000 thùng vào cuối tuần trước đã được xoa dịu. Cụ thể, các hoạt động vận chuyển dầu thô tại cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ đã được nối lại vào ngày hôm qua, kết thúc những giãn đoạn kể từ thời điểm vụ động đất nổ ra.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của đồng USD với chỉ số Dollar Index đã có lúc tăng lên 103,8 điểm cũng khiến cho sức mua trên thị trường khá hạn chế. Trong tuần này, các nhà đầu tư đang giữ tâm lý thận trọng trước các kịch bản tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhất là khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1, một thước đo lạm phát quan trọng, sẽ được công bố vào tối nay. Mặc dù, lạm phát tại Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng Fed có thể vẫn tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất và làm gia tăng nguy cơ suy thoái. Triển vọng tiêu thụ xấu đi vì các áp lực vĩ mô đã gây sức ép đáng kể đối với giá dầu.
Tới phiên tối, giá dầu khôi phục khi đồng USD suy yếu và các nhà đầu tư phần bổ dòng vốn vào các loại tài sản có tính rủi ro cao hơn, trong đó có các mặt hàng năng lượng. Đồng thời, những lo ngại về nguồn cung cũng quay lại thị trường khi mà Mỹ tiếp tục có kế hoạch giải phóng thêm dầu từ kho dự trữ chiến lược.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể sẽ tiến hành bán số lượng dầu lên tới 26 triệu thùng. Hiện tồn kho dầu tại SPR đang là 371,6 triệu thùng, sau đợt giải phòng lên tới 180 triệu thùng trong năm 2022 vừa qua. Vì vậy, ngay cả khi đợt giải phóng sắp tới với khối lượng không nhiều, nhưng việc nhà sản xuất hàng đầu bổ sung nguồn cung, đã làm gia tăng rủi ro nguồn cung thái thắt chặt và giúp giá dầu lấy lại được sắc xanh trong phiên hôm qua.
(Nguồn: MXV)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 14/02/2023.
CÁC MẶT HÀNG KIM LOẠI GHI NHẬN MỨC TĂNG GIẢM TRÁI CHIỀU, LO NGẠI VỀ NGUỒN CUNG THÚC ĐẨY GIÁ ĐỒNG
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/02, thị trường kim loại ghi nhận những diễn biến trái chiều. Đối với nhóm kim loại quý, vàng và bạc lần lượt ghi nhận mức giảm 0,6% xuống 1853,29 USD/ounce và 1,01% xuống 21,85 USD/ounce. Trái lại, bạch kim đóng cửa trong sắc xanh sau khi tăng 0,8%, chốt phiên tại 959,4 USD/ounce.
Trước thời điểm công bố dữ liệu lạm phát Mỹ trong tháng 1 vào tối nay, các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trong việc giao dịch. Nhìn chung, một bộ phận thị trường tin rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tiếp tục hạ nhiệt và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt nhẹ tay hơn. Kỳ vọng trung bình của người tiêu dùng về tăng trưởng thu nhập hộ gia đình đã giảm hơn một điểm phần trăm xuống còn 3,3% trong tháng 1, theo dữ liệu của Fed New York công bố hôm qua. Mặc dù con số vẫn cao hơn mức trước đại dịch, nhưng đó là mức giảm mạnh nhất trong một tháng. Đồng USD suy yếu nhẹ kéo chỉ số Dollar Index giảm 0,28%, tuy nhiên giá vàng và bạc cũng không được hưởng lợi khi dòng tiền chủ yếu được phân bổ vào thị trường rủi ro như chứng khoán. Vàng và bạc thường hoạt động tốt với vai trò trú ẩn trong thời kỳ lo ngại suy thoái kinh tế, nhưng mức lãi suất cao hơn là yếu tố làm gia tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý. Do đó, các vị thế mua dần bị hạn chế trước thời điểm báo cáo lạm phát.
Trái lại, bạch kim duy trì sắc xanh trong bối cảnh công ty khai thác hàng đầu Anglo American Platinum (Amplats) cho biết khối lượng bán PGM đã giảm 26% trong năm ngoái, sau khi sản lượng kim loại tinh chế giảm 25% xuống 3,831 triệu ounce, từ mức kỷ lục 5,138 triệu ounce vào năm 2021, chủ yếu do sự trì hoãn hoạt động của nhà máy luyện kim Polokwane. Lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong khi nhu cầu tại Trung Quốc và các quốc gia theo đuổi mục tiêu xanh đã hỗ trợ giá trong phiên.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX lấy lại đà tăng với mức tăng 1,02% lên 4,05 USD/pound trước lo ngại gián đoạn nguồn cung ngắn hạn tại mỏ đồng Grasberg, mỏ đồng có trữ lượng lớn thứ 2 trên thế giới tại Indonesia trước tình trạng lũ lụt. Freeport McMoRan đã cắt giảm dự báo doanh số bán đồng trong quý đầu tiên khi mỏ đồng này bị đóng cửa vào cuối tuần qua, dự kiến tình trạng sẽ kéo dài tới cuối tháng. Mỏ đồng này thường cung cấp khoảng 5 triệu pound đồng/ngày.
Trái lại, giá quặng sắt giảm 3,48% xuống 120,38 USD/tấn do dự trữ thép tăng và dự trữ quặng sắt tại cảng tăng cho thấy nhu cầu phục hồi chậm từ Trung Quốc. Theo khảo sát mới nhất của công ty tư vấn Mysteel, tồn kho thép do các thương nhân Trung Quốc nắm giữ, đã tăng đều đặn kể từ cuối tháng 12, và tăng 1,5 triệu tấn từ ngày 03 đến ngày 09/02. Trong khi đó, tồn kho quặng sắt tại cảng tuần trước tăng lên 138,5 triệu tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 9. Lợi nhuận của các nhà máy thép chưa được cải thiện và việc gia tăng liên tục hàng tồn kho đã gây sức ép tới giá.
(Nguồn: MXV)
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 14/02/2023.
Bài viết liên quan