fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/04/2023

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/04/2023

NGÔ GIẢM DO CHỐT LỜI KỸ THUẬT; HẠN HÁN TẠI ARGENTINA HỖ TRỢ GIÁ ĐẬU TƯƠNG

  • Ngô kỳ hạn tháng 5 giảm 3-3/4 cent xuống còn 6.52-1/4 USD, về gần mức thấp nhất trong phiên do chốt lời kỹ thuật.
  • Đậu tương kỳ hạn tháng 5 giảm 3-1/4 cent xuống 15,01 USD/giạ. Khô đậu tương kỳ hạn tháng 5 ghi nhận mức tăng $3,40, đóng cửa ở mức $463,60, mặc dù thấp hơn mức cao trong ngày. Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 5 giảm 28 điểm xuống 53,72 cent.
  • Lúa mì kỳ hạn tháng 5 giảm 12-1/2 cent xuống còn 6.67 đô la, kết thúc ở gần mức thấp nhất trong phiên và dưới mức hỗ trợ ở mức 6.73-3/4 USD và 6.68. 

* Nga hôm thứ Năm cho biết sẽ không gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen do Liên Hợp Quốc làm trung gian sau ngày 18 tháng 5 trừ khi phương Tây loại bỏ một loạt trở ngại đối với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

* Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario của Argentina hôm thứ Tư tiếp tục cắt giảm dự báo về sản lượng thu hoạch đậu tương niên vụ 2022/2023 xuống còn 23 triệu tấn, giảm so với mức 27 triệu tấn ước tính trước đó của USDA, do hạn hán lịch sử ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp của nước này. 

* Sàn giao dịch ngũ cốc ở Buenos Aires của Argentina hôm thứ Năm cho biết nông dân có thể sẽ bỏ mặc những cánh đồng đậu tương rộng lớn do thiệt hại từ đợt hạn hán lịch sử, có thể dẫn đến cắt giảm nhiều hơn dự báo sản lượng 25 triệu tấn. 

* Sàn giao dịch Rosario cũng cắt giảm dự báo sản lượng ngô của Argentina xuống 32 triệu tấn so với 35 triệu trước đó.

 * Nhập khẩu đậu tương tháng 3 của Trung Quốc tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu cho thấy hôm thứ Năm, đưa lượng hàng đến trong quý đầu tiên lên mức kỷ lục ngay cả khi nhu cầu không tăng như dự kiến.

 * Nông dân Brazil sẽ sản xuất kỷ lục 153,6 triệu tấn đậu tương trong mùa này, tăng 2.2 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 3 khi vụ thu hoạch sắp kết thúc tại quốc gia xuất khẩu hạt có dầu lớn nhất thế giới. 

* Trong một báo cáo do cơ quan thống kê và cung cấp thực phẩm Conab của chính phủ công bố hôm thứ Năm, cơ quan này đã trích dẫn những điều chỉnh tăng trong ước tính năng suất trung bình quốc gia.

* Một nhà dự báo thời tiết của Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã dự đoán 62% khả năng xảy ra hiện tượng El Nino phát triển ở Bắc bán cầu trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 và khả năng cao sẽ xảy ra vào cuối năm, có khả năng gây ra rủi ro phức tạp cho mùa màng trên toàn cầu. 

* Các quỹ hàng hóa đã bán ròng các hợp đồng tương lai ngô, đậu tương, lúa mì và dầu đậu nành của CBOT vào thứ Năm, các thương nhân cho biết. Các quỹ là những người mua ròng bột đậu nành kỳ hạn, các thương nhân cho biết.

DẦU GIẢM NHẸ KHI THỊ TRƯỜNG CHỜ ĐỢI BÁO CÁO TỪ IEA

  • Thị trường chờ đợi triển vọng hàng tháng từ IEA sau khi OPEC thấy thâm hụt
  • WTI giao dịch trên 82 đô la một thùng

Trong báo cáo triển vọng thị trường của OPEC cho biết nhu cầu có thể vượt quá nguồn cung trong nửa cuối năm. Cụ thể, trong báo cáo này, OPEC vẫn giữ nguyên ước tính nhu cầu tiêu thụ dầu thô của thế giới trong năm 2023 sẽ tăng 2.32 triệu thùng/ngày lên mức 101.9 triệu thùng/ngày. Báo cáo cũng lưu ý về những rủi ro đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, và cũng là triển vọng tiêu thụ đối với dầu thô như áp lực lãi suất cao để kìm hãm lạm phát và sự ổn định của thị trường tài chính. Theo báo cáo, nhu cầu đối với dầu của OPEC sẽ tăng lên 29.70 và 30.28 triệu thùng trong quý III và quỷ IV của năm nay.

Về phía nguồn cung, sản lượng của Nga được dự báo sẽ giảm về dưới 10 triệu thùng kể từ quý III năm nay, tuy nhiên sản lượng trung bình trong năm 2023 không đối, vẫn ở mức 10,28 triệu thùng. Sản lượng của 13 thành viên OPEC giảm 86,000 thùng/ngày trong tháng 3 về mức 28,80 triệu thùng. Tuy nhiên, điều mà thị trường thực sự quan tâm ở báo cáo là khối lượng dầu mà OPEC cần sản xuất để tình trạng thâm hụt nguồn cung không xảy ra. Nếu các thành viên thực hiện cắt giảm theo đúng cam kết, nguồn cung sẽ thấp hơn nhu cầu tiêu thụ 1.6 triệu thùng/ngày trong quý III và 2.2 triệu thùng/ngày trong quý. Thị trường hướng đến báo cáo triển vọng hàng tháng của IEA vào thứ Sáu. 

Đồng đô la đang trên đà giảm tuần thứ năm liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất trong gần ba năm – trong bối cảnh suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang sắp kết thúc chiến dịch tăng lãi suất. Đồng bạc xanh yếu hơn làm cho hàng hóa được định giá bằng đồng tiền của Mỹ rẻ hơn đối với nhiều người mua.

KỲ VỌNG LÃI SUẤT SẮP ĐẠT ĐỈNH THÚC ĐẨY GIÁ KIM LOẠI QUÝ TĂNG VỌT

Nhóm kim loại quý tiếp tục đón nhận lực mua tích cực khi các bằng chứng củng cố cho việc làm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt, trong sức ép nền kinh tế dẫn hiện hữu, đã thúc đẩy tâm lý cho rằng lãi suất sắp đạt đỉnh. Cụ thể:

  • Giá vàng tăng 1.24% lên mức cao nhất kể từ khi diễn ra xung đột tại Biển Đen, đạt mức 2039.74 USD/ounce.
  • Giá bạc tăng phiên thứ dẫn đầu đã tăng trong 3 liên tiếp với mức tăng 1.83%, chốt phiên tại sát mốc 26 USD/ounce, mức cao nhất trong gần 1 năm qua.
  • Bạch kim tăng vọt 3.7% lên 1065.5 USD/ounce.

Chỉ số già sản xuất (PPI) của Mỹ đã giảm 0.5% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm 2020, sau khi không thay đổi trong tháng 2. Dữ liệu được công bố sau khi chỉ số giá tiêu dùng cũng hạ nhiệt hơn dự kiến của thị trường. Trong khi đó, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tuần trước, đạt mức 239,000, tương đương với mức tăng 11,000. Các dữ liệu này làm gia tăng kỳ vọng lãi suất sắp đạt đỉnh, do lạm phát dần hạ nhiệt và thị trường lao động có dấu hiệu gặp sức ép.

Chỉ số Dollar Index giảm 0,48%, phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Đồng USD yếu hơn và lãi suất không còn tăng đồng nghĩa với việc kim loại quý không chịu lãi suất có thể cạnh tranh hiệu quả hơn, để thu hút tiền của các nhà đầu tư. Đặc biệt là nếu làm phát vẫn tiếp diễn và nền kinh tế đối diện với rủi ro suy thoái, vai trò trú ẩn của bạc và trạch kim vẫn sẽ được phát huy. Do đó, dòng tiền liên tục tập trung vào bạc và bạch kim trong thời gian gần đây.

  • Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp và đạt mức 4.12 USD/pound, tương đương với mức tăng 105%.

Mặc dù nhập khẩu đồng của quốc gia tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc trong tháng 3 đã giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dữ liệu xuất khẩu bất ngờ tích cực đã thúc đẩy lực mua trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 tăng vọt 14.8% so với cùng kỳ năm 2022, trái với ước tính của giỏi phân tích ở mức giảm 7.0%, theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (N85).

Trong khi đó, nhập khẩu cũng tích cực hơn dự đoán của thị trường. Hoạt động thương mại tích cực hơn tại Trung Quốc đã hỗ trợ cho giá đồng do kỳ vọng nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới đang dần phục hồi. Các kim loại cơ bản khác trên Sở LME cũng được hỗ trợ bởi thông tin tích cực này. 

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *