NÔNG SẢN
Ngô
- Giá nhảy vọt hơn 2,8% khi tin cơ bản đều thiên hướng “bullish”.
- Xuất khẩu tại Mỹ được đẩy mạnh với những đơn hàng mới trong báo cáo Daily Export Sales và tốc độ giao hàng cải thiện hơn
- Công tác gieo sạ đậu tương chậm trễ ở Brazil tiếp tục đe dọa đến triển vọng ngô vụ 2, chiếm ~ 2/3 sản lượng ngô hàng năm của quốc gia này.
Lúa mì
- Giá hồi phục với mức tăng nhẹ 0,5% do thông tin trái chiều về nguồn cung của các nước sản xuất chính.
- Thời tiết khô hạn kỷ lục đang đe dọa đến năng suất cây trồng trong giai đoạn phát triển và sản lượng lúa mì của Australia.
- Nga: sản lượng lúa mì năm nay có thể đạt hơn 92 triệu tấn nhờ năng suất tốt. Thông tin giúp xoa dịu lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn tại Australia, hạn chế đà tăng của giá.
Nhóm họ đậu
- Khô đậu tương tăng vọt tới 4,35%, đẩy giá lên mức cao nhất trong gần 8 tháng trở lại đây.
- Lo ngại về mùa vụ tại Nam Mỹ ngày càng gia tăng, hỗ trợ cho giá đậu tương và thúc đẩy mạnhkhô đậu
- Hãng tư vấn AgRural hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 Brazil xuống còn 163,5 triệu tấn. Thời tiết bất thường ảnh hưởng đến quá trình phát triển ban đầu của đậu tương mới trồng và năng suất ở các cánh đồng đã ra hoa và tạo vỏ.
- Ngày càng có nhiều nông dân phải gieo trồng lại đậu tương, ảnh hưởng đến tốc độ gieo trồng và tăng khả năng mùa vụ đậu tương của Brazil bị thiệt hại, hỗ trợ đến giá các mặt hàng.
- Nhu cầu đối với các lô hàng Mỹ tăng vọt gần đây giúpđậu tương đóng cửa với mức tăng mạnh nhất trong vòng 1 tháng qua. Báo cáo Daily Export Sales tối qua với hơn 200,000 tấn đậu tương Mỹ giao trong niên vụ 23/24 sang Trung Quốc càng củng cố triển vọng xuất khẩu của Mỹ.
NĂNG LƯỢNG
- Dầu đảo chiều tăng hơn 1% sau khi báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hạ thấp những lo ngại về nhu cầu yếu. Cuộc điều tra của Mỹ về việc nghi ngờ Nga vi phạm lệnh trừng phạt dầu thô đã làm gia tăng rủi ro gián đoạn nguồn cung, thúc đẩy lực mua mạnh mẽ
- Dầu WTI tăng phiên thứ 3 liên tiếp với mức tăng 1,41% lên 78,26 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên tại 82,52 USD/thùng, tăng 1,34%
- OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2023 lên 102,11 triệu thùng/ngày, từ 102,06 triệu thùng/ngày. Các nước không thuộc OECD (Trung Quốc, Ấn Độ, và Mỹ) được kỳ vọng là động lực thúc đẩy tăng trưởng sau loạt dữ liệu vĩ mô tích cực. Tăng trưởng kinh tế Mỹ dự báo tăng lần lượt 2,3% và 0,9% trong năm 2023 và 2024, so với ước tính 2% và 0,7%
- Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc năm 2023 tăng thêm 70.000 thùng/ngày lên mức 1,14 triệu thùng/ngày. Báo cáo đẩy lùi lo ngại về nhu cầu và xoa dịu tâm lý tiêu cực, giúp giá dầu tiếp đà phục hồi.
- Bộ Tài chính Mỹ đã gửi thông báo tới các công ty quản lý tàu, yêu cầu thông tin về 100 tàu nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Nga. Điều này có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga, tăng áp lực thâm hụt
- Sự suy yếu của đồng USD làm tăng sức mua đối với dầu thô. Chỉ số Dollar Index có phiên giảm thứ 2 liên tiếp khi thị trường kỳ vọng rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tháng 10 chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, hạ nhiệt mạnh mẽ từ mức tăng 3,7% của tháng 9. Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Đảo chiều tăng mạnh vào cuối phiên, bạc chốt ngày trong sắc xanh với mức tăng 0,35%, lên 22,35 USD/ounce. Bạch kim đứt chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp, phục hồi từ mức đáy hơn 1 năm qua, tăng 2,13% lên mức 863,6 USD/ounce.
- Nhà đầu tư thận trọng trước thềm báo cáo lạm phát Mỹ tháng 10 (14/11). Theo khảo sát của 22V Research, 36% đặt cược “giảm rủi ro” lạm phát, 31% nghiêng về phía “rủi ro”.
- Bloomberg dự đoán chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ hạ nhiệt, tăng 3,3% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 3,7% trong tháng 9. Điều này củng cố cho niềm tin rằng FED có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất. Đồng USD suy yếu đã hỗ trợ lực mua bạc và bạch kim
Kim loại cơ bản
- Giá được thúc đẩy nhờ đồng USD giảm giá.
- Sau hàng loạt các dữ liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc, nhà đầu tư kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều gói kích cầu phục hồi tăng trưởng.
- Đồng COMEX tăng mạnh 2,2% lên 3,66 USD/pound. Quặng sắt nối dài đà tăng sang phiên thứ 4 liên tiếp, đóng cửa tại mức giá 128,16 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 đến nay, sau khi tăng 1,06% hôm qua.
- Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết các tổ chức tài chính đã cung cấp các khoản vay mới trị giá 738 tỷ nhân dân tệ trong tháng 10, cao hơn dự báo mức 655 tỷ nhân dân tệ, tích cực hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
- Đồng COMEX được hỗ trợ mạnh mẽ bởi rủi ro nguồn cung tại mỏ Cobre Panama, do các cuộc biểu tình phản đối dự án tiếp cận cảng. Mỏ đồng này chiếm 1% nguồn cung thế giới và đóng góp khoảng 5% vào GDP của Panama.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan