NÔNG SẢN
Ngô & Đậu tương
- Kết phiên 14/2, các mặt hàng nông sản đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ, khi mà đồng USD tăng giá mạnh tiếp tục là yếu tố đè nặng lên giá CBOT.
- Dầu đậu tương lao dốc 2,01% vào hôm qua.
- Tình hình mùa vụ tích cực hơn ở khu vực Nam Mỹ đã thúc đẩy lực bán mạnh mẽ đối với ngô và đậu tương.
- (BCR) Lượng mưa dồi dào trong những ngày gần đây tại các khu vực sản xuất nông nghiệp chính của Argentina đã hỗ trợ cho cây trồng, vốn đã chịu thiệt hại bởi một đợt nắng nóng và khô hạn từ cuối tháng 1 cho đến tuần trước. Điều này góp phần xoa dịu mối lo ngại trước đó của thị trường khi thời tiết chuyến biến bất lợi đối với vụ ngô và đậu tương năm nay tại quốc gia Nam Mỹ này, đồng thời gây sức ép đến giá CBOT.
- Báo cáo hàng tuần của EIA: sản lượng ethanol của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 9/2 đạt 1,083 triệu thùng/ngày, tăng 50,000 thùng/ngày so với một tuần trước. Tồn kho ethanol tính tới ngày 9/2 tăng tới hơn 1 triệu thùng so với một tuần trước, lên mức 25,81 triệu thùng. Điều này dấy lên lo ngại rằng Mỹ sẽ giảm tốc độ sản xuất ethanol trong các tuần tiếp theo, qua đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ ngô và gây áp lực lớn lên giá.
- Khô đậu tương cũng suy yếu vào hôm qua, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung Nam Mỹ đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, vùng hỗ trợ 340 tiếp tục là yếu tố đã giúp kìm hãm đà giảm của mặt hàng này trong phiên vừa rồi.
Lúa mì
- Lúa mì lao dốc 2,01% vào hôm qua.
- Triển vọng mùa vụ thuận lợi ở Ukraine là yếu tố chính giúp lý giải cho diễn biến giá.
- Theo APK-Inform, thời tiết mùa đông ở Ukraine hầu như thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng vụ đông. Phần lớn các khu vực đều có độ ẩm đất phù hợp và chỉ có một số nơi ở Kherson và Odessa có độ ẩm đất thấp hơn mức trung bình. Hiện nông dân Ukraine đã bắt đầu gieo hạt vụ xuân. Triển vọng mùa vụ khả quan của một trong những nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu trên thế giới đã gây sức ép lên giá lúa mì.
NĂNG LƯỢNG
- Kết thúc ngày giao dịch 14/2, giá dầu chấm dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp khi tồn kho dầu Mỹ tăng mạnh làm gia tăng mối lo ngại về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra đối với Mỹ, có thể làm giảm nhu cầu dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng góp phần gây sức ép lên giá.
- Dầu WTI giảm 1,58% xuống 76,64 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,41% xuống 81,60 USD/thùng.
- (EIA) Tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 9/2 ghi nhận mức tăng mạnh 12 triệu thùng lên 439,45 triệu thùng. Con số này cao hơn nhiều so với công bố tăng 8,5 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ (API) trong phiên sáng cũng như dự báo tăng 2,6 triệu thùng.
- Tồn kho tại kho lưu trữ quan trọng Cushing, Oklahoma tăng lên 28,8 triệu thùng từ mức 28,1 triệu thùng của một tuần trước. Tồn kho xăng và tồn kho nhiên liệu chưng cất chỉ ghi nhận mức giảm lần lượt 3,65 triệu thùng và 1,91 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với số liệu của API. Nhu cầu cho hoạt động lọc dầu giảm 298.000 thùng/ngày xuống 14,54 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng khai thác của Mỹ tiếp tục duy trì mức đỉnh 13,3 triệu thùng/ngày. Áp lực bán ngay lập tức gia tăng mạnh mẽ sau báo cáo, kéo giá dầu suy yếu.
- Theo khu công nghiệp dầu Fujairah (FOIZ), dự trữ dự trữ các sản phẩm dầu tại cảng Fujairah của UAE, trung tâm cung cấp nhiên liệu lớn thứ ba thế giới, đã tăng 2,1% lên mức 19,149 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 12/2 khi xuất khẩu giảm tốc. ự trữ sản phẩm chưng cất bậc nhẹ tăng 4,6% lên 6,929 triệu thùng, mức cao nhất trong sáu tuần. Dự trữ sản phẩm chưng cất bậc trung tăng 13% lên 2,868 triệu thùng, mức cao nhất trong hai tháng.
- Chủ tịch đảng Cộng hòa của ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ đã thông báo với Quốc hội và các đồng minh ở châu Âu về thông tin tình báo mới liên quan đến khả năng hạt nhân của Nga có thể gây ra mối đe dọa quốc tế. John Kilduff, đối tác tại Again Capital có trụ sở tại New York, cho biết các sự kiện chiến tranh và khủng bố bên ngoài khu vực sản xuất dầu có nguy cơ xảy ra sẽ khiến giá dầu giảm do nhu cầu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Giá bất ngờ tăng giá trước các ý kiến trái chiều của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về tình hình lạm phát và kế hoạch thắt chặt tiền tệ. Giá bạc đảo chiều tăng mạnh 1,05% lên 22,38 USD/ounce. Bạch kim tăng 2,09% lên mức 897,3 USD/ounce. Trước đó, cả hai kim loại này đều giảm mạnh ngày thứ Ba (13/2) do dữ liệu lạm phát Mỹ vượt kỳ vọng thị trường.
- Chủ tịch FED bang Chicago, Austan Goolsbee cho biết, ông không ủng hộ việc chờ cho lạm phát giảm về 2% mới bắt đầu hạ lãi suất, và việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt quá lâu có thể ảnh hưởng tới thị trường lao động Mỹ. Ông cho rằng con đường quay trở lại mục tiêu lạm phát 2% vẫn sẽ đi đúng hướng ngay cả khi lạm phát tăng cao hơn so với dự kiến trong vài tháng tới.
- Phát biểu gây bất ngờ này đã kéo đồng USD giảm giá, thể hiện qua chỉ số Dollar Index giảm 0,23% xuống 104,72 điểm khi niềm tin lãi suất sẽ sớm hạ nhiệt được củng cố. Do đó, cả bạc và bạch kim đều nhận được tín hiệu hỗ trợ tích cực do chi phí nắm giữ bớt đắt đỏ hơn, nhất là trong bối cảnh biến động phức tạp từ Trung Đông góp phần làm gia tăng vai trò trú ẩn của kim loại quý.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX biến động giằng co theo cả hai chiều tăng giảm, cuối cùng kết phiên giảm nhẹ 0,3% xuống 3,70 USD/pound. Nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc hạn chế trong kỳ nghỉ Lễ Tết Nguyên Đán đã cản trợ đáng kể đà phục hồi của giá đồng. Nỗ lực gia tăng nguồn cung từ một số đơn vị cũng đã gây sức ép nhẹ cho giá. Công ty khai thác mỏ Gecamines của Congo, quốc gia khai thác đồng lớn thứ 3 thế giới, cho biết họ đã đưa ra đề xuất chắc chắn về việc mua một số tài sản đồng và coban của Tập đoàn Tài nguyên Á-Âu, nhằm thu hồi các dự án thuộc sở hữu của các đối tác và xây dựng trữ lượng kim loại quan trọng hướng tới quá trình chuyển đổi xanh.
- Quặng sắt tăng nhẹ 0,44%, được hỗ trợ bởi niềm tin rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ kích thích kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn tới, đặc biệt là khi quốc gia này chuẩn bị bước vào mùa xây dựng cao điểm bắt đầu vào khoảng đầu tháng 3.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan