NÔNG SẢN
– Tình hình xuất khẩu chậm chạp của Mỹ khiến giá ngô giảm mạnh trong tuần trước. Trong tuần giao dịch 08/05-12/05, giá ngô hợp đồng tháng 07 giằng co trong khoảng đi ngang 575-600. Tuy vậy, trong bối cảnh triển vọng nguồn cung toàn cầu mở rộng hơn cũng như tình hình xuất khẩu chậm chạp của Mỹ, phe bán đã chiếm ưu thế và giá ngô đóng cửa tuần trước với mức giảm 1,72%.
– Trong báo cáo ước tính Cung cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng 05, USDA dự báo tồn kho ngô cuối niên vụ 22/23 của Mỹ ở mức 1,417 tỷ giạ, tăng 75 triệu giạ so với ước tính tháng 04. Trong khi đó, USDA duy trì dự báo sản lượng ngô niên vụ 22/23 của Argentina ở mức 37 triệu tấn, trái với kỳ vọng cắt giảm của thị trường. Đáng chú ý, dự báo sản lượng ngô năm nay của Brazil được USDA nâng lên 130 triệu tấn, tăng 5 triệu tấn so với ước tính tháng 04 và sát với mức cao nhất của khoảng dự đoán đưa ra bởi giới phân tích
– Bộ Nông nghiêp Mỹ (USDA) cho biết trong báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales) người mua từ Trung Quốc đã hủy đơn hàng 272.00 tấn ngô niên vụ 2223, nâng tổng khối lượng các lô hàng ngô bị hủy bởi nước này từ đầu niên vụ tới nay lên mức 974.277 tấn.
– Trong dự báo sản lượng đậu tương của Mỹ niên vụ 22/23 sẽ đạt 4,51 tỷ giạ, tăng 5% so với niên vụ trước, chủ yếu nhờ năng suất cải thiện.
– Trong ngắn hạn, hoat động Xuất khẩu đậu tương của Brazil hiện đang được đẩy mạnh cũng góp phần tạo sức ép cạnh tranh tới giá CBOT. Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Ngũ Cốc Brazil (ANEC) đã tăng mạnh dự báo xuất khẩu đậu tương trong tháng 05 của nước này lên mức 15,35 triệu tấn, từ mức 12,08 triệu tấn trong dự đoán trước. Nếu như tốc độ xuất khẩu của Brazil tiếp tục được đẩy nhanh cùng dự báo thời tiết vẫn thuận lợi cho hoạt động gieo trồng đậu tương tại Mỹ, giá có thể tiếp tục đà giảm trong tuần này và hướng xuống vùng 1460.
KIM LOẠI
BẠC GIẢM XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG 6 TUẦN
– Bạc tháng 7/2023 (SIEN23) đóng cửa giảm -0.270 (1.11%). Thị trường kim loại quý phiên cuối tuần tiếp tục duy trì đà giảm, với bạc giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần. Đồng USD phục hồi mạnh, cùng với lợi suất trái phiếu tăng cao đã tác động tiêu cực đối với giá kim loại. Những lo ngại về kinh tế có thể dẫn đến nhu cầu đối với kim loại công nghiệp giảm cũng gây áp lực lên giá bạc sau khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 5 của Đại học Michigan Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.
– Chỉ số DXY phiên cuối tuần tăng +0.63% và đạt mức cao nhất trong 1 tuần rưỡi. Sự gia tăng kỳ vọng lạm phát dài hạn của Mỹ đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu và củng cố chênh lệch lãi suất của đồng USD.
– Ở khía cạnh tăng giá, kỳ vọng lạm phát giảm đi là điều đáng lo ngai đối với chính sách của Fed và tăng giá cho đồng USD sau khi kỳ vọng lạm phát 5-10 năm tháng 5 của Đại học Michigan Mỹ bất ngờ tăng +0.2 lên mức cao nhất trong 12 năm là +3.2% so với kỳ vọng của giảm xuống +2.9%. Ngược lại, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 5 đã giảm -5.8 xuống mức thấp nhất trong 6 tháng là 57.7, yếu hơn so với kỳ vọng là 63.0.
NĂNG LƯỢNG
– Dầu thô WTI tháng 6 ( CLM23 ) vào thứ Sáu đóng cửa giảm -0,83 (-1,17%). Giá dầu thô hôm thứ Sáu đã từ bỏ đà tăng sớm và đóng cửa ở mức thấp hơn vừa phải.
– Sự phục hồi của chỉ số đồng đô la vào thứ Sáu lên mức cao nhất trong 1 tháng đã ảnh hưong đến giá dầu thô, cũng như tâm lý người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.
– Giá dầu thô hôm thứ Sáu ban đầu tăng cao hơn do lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt do xuất khẩu dầu thô của Iraq khoảng 500.000 thùng/ngày vẫn bị dừng từ cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ sớm bắt đầu mua dầu để bổ sung cho Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR).
– Một yếu tố làm giảm giá dầu thô là tâm lý người tiêu dùng Mỹ xấu đi sau khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 5 của Đại hoc Michigan Hoa Kỳ giảm -5,8 xuống mức thấp nhất trong 6 tháng là 57,7, yếu hơn so với kỳ vong là 63,0.
Bài viết liên quan