fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 15/06/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/06, giá ngô đã giảm gần 0,8% so với mức tham chiếu. Thị trường ngày hôm qua diễn biến tương đối rung lắc khi giá liên tục đảo chiều. Những thông tin cơ bản trái chiều là yếu tố lý giải cho diễn biến giá.

– Báo cáo Dầu khí hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 09/06, tồn kho ethanol của Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 22.226 nghìn thùng, thấp hơn mức 22.948 nghìn thùng trong tuần trước đó. Việc tồn kho sụt giảm đến từ sản lượng của Mỹ suy yếu trong tuần này. Cụ thể, ElA cho biết sản lượng enathol đã giảm 1,8% xuống chỉ còn 1.018 nghìn thùng/ngày, từ mức 1.036 nghìn thùng/ngày trước đó. Điều này cho thấy các số liệu trong báo cáo lần này có ảnh hưởng tương đối trái chiều đến giá.

Lúa mì

– Tương tự ngô, lúa mì cũng đã giảm gần 1% trong phiên vừa rồi. Thị trường lúa mì nhìn chung cũng diễn biến tương đối giằng co trong ngày hôm qua, nhưng phe bán đã có phần chiếm ưu thế. Áp lực chốt lời sau 4 phiên tăng liên tiếp là nguyên nhân chính khiến giá chịu áp lực.

– Trước đó, vào ngày 13/06, Tổng thống Putin đã cáo buộc phương Tây “lừa dối” Moscow bằng cách không thực hiện lời hứa giúp đưa hàng hóa nông nghiệp của Nga ra thị trường thế giới. Những động thái của Nga mặc dù gây ra lo ngại đối với nguồn cung, tuy nhiên lại không phải là thông tin quá bất ngờ đối với thị trường.

Đậu tương

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/06, giá đậu tương suy yếu nhẹ sau đà tăng vọt trước đó. Áp lực bán kĩ thuật ở vùng kháng cự tâm lí 1400 là một trong những yếu tố lý giải cho diễn biến của giá mặt hàng này trong phiên hôm qua. Trong khi đó, triển vọng nguồn cung vẫn đang là những thông tin có ảnh hưởng mạnh nhất tới xu hướng giá trong giai đoạn này.

– Hoạt động thu hoạch sắp kết thúc sẽ thúc đẩy khối lượng bán hàng và xuất khẩu của Nam Mỹ. Mặc dù thông tin trên cho thấy áp lực cạnh tranh đối với nguồn cung đậu tương từ Mỹ nhưng giai đoạn này đã sắp kết thúc niên vụ đậu tương tại Mỹ, lượng tồn kho cũng ở mức thấp so với trung bình cả năm nên tác động “bearish” sẽ không quá lớn.

– Ngược lại, thời tiết khô nóng theo mùa dự kiến vẫn kéo dài trong vài tuần tới, đặc biệt là ở những bang sản xuất chính như llinois và lowa gây ra nguy cơ chất lượng cây trồng tiếp tục sụt giảm và kéo theo những dự báo về năng suất đậu tương niên vụ 23/24 có thể sẽ bị Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cắt giảm trong những báo cáo Cung cầu hàng tháng sắp tới. Lo ngại này vẫn là yếu tố hỗ trợ, hạn chế đà giảm của giá đậu tương trong phiên hôm qua.

– Trong khi đó, dầu đậu tương vẫn là mặt hàng có diễn biến đáng chú ý trong vài phiên gần đây. Điện Kremlin cho biết “thiện chí” của Nga đối với việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ không kéo dài vô thời hạn, một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Moscow đang xem xét rút khỏi thỏa thuận. Moscow đã miễn cưỡng đồng ý gia hạn thỏa thuận cho đến ngày 17/07, nhưng với điều kiện các rào cản đối với hoạt động xuất khầu ngũ cốc và phân bón của Nga cũng được tạo điều kiện thuận lợi. Hoạt động xuất khẩu dầu hướng dương từ Biển Đen vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro đã thúc đẩy giá các mặt hàng dầu thực vật, trong đó có dầu đậu.

KIM LOẠI

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/06, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá thị trường kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạc phục hồi sau 2 phiên giảm liên tiếp, với mức tăng 1,19% lên 24,10 USD/ounce, trong khi giá bạch kim duy trì đà giảm. Cụ thể, giá bạch kim nối dài đà giảm sang phiên thứ 6 liên tiếp khi giảm 0,19%, chốt phiên tại mức 980 USD/ounce, đánh dấu chuỗi giảm giá dài nhất của bạch kim kể từ tháng 11/2022.

– Tâm điểm của thị trường phiên hôm qua hướng về quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong phiên sáng, giá bạc và bạch kim đều được hưởng lợi bởi sự suy yếu của đồng USD. Hơn nữa, dữ liệu tiếp tục chỉ ra áp lực lạm phát đang giảm bớt tại Mỹ.

– Sau khi cuộc họp lãi suất kết thúc, mặc dù Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất 5 – 5,25%, các quan chức Fed đã cảnh báo lãi suất có thể tiếp tục tăng vào cuối năm. Điều này đãgiúp đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 tháng và khiến bạc, bạch kim gặp sức ép trở lại. Bạc vẫn kết phiên trong sắc xanh do mức tăng mạnh của bạc trước đó giúp bù đắp mức giảm trong phiên tối.

NĂNG LƯỢNG

– Sau khi đón nhận lực mua tích cực trong nửa đầu ngày giao dịch ngày 14/06, giá dầu đã đảo chiều giảm mạnh trở lại trong phiên tối và kết phiên trong sắc đỏ. Giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng, giảm 1,66% xuống 68,27 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 73,2 USD/thùng sau khi giảm 1,47%.

– Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy mức tồn kho dầu thô thương mại Mỹ bất ngờ tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về sự suy yếu của nhu cầu, kéo giá dầu sụt giảm mạnh. Ngoài ra, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra thông điệp lãi suất có thể chưa đạt đỉnh, cũng góp phần thúc đẩy lực bán.

– Báo cáo từ Cơ quan Năng lượng quốc tể (EA) đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô thế giới năm 2023 thêm 200,000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 102,3 triệu thùng/ngày, chủ yếu do vai trò tiêu thụ từ Trung Quốc. Điều này nới rộng mức thâm hụt nguồn cung trong năm nay thêm 230,000 thùng/ngày so với báo cáo tháng 5, lên mức 1 triệu thùng/ngày. Thông tin này đã hỗ trợ giá dầu WTI vượt mốc 70 USD/thùng trong phiên sáng.

– Dữ liệu phản ánh nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ khá yếu trong bối cảnh mùa lái xe cao điểm bắt đầu diễn ra, gây sức ép mạnh cho giá dầu ngay sau thời điểm phát hành báo cáo. Ngân hàng JPMorgan cũng đã hạ dự báo giá dầu thô Brent trung bình năm nay từ 90 USD xuống còn 81 USD/thùng.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *