NÔNG SẢN
Ngô
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/06, cả ngô và lúa mì đều đồng loạt tăng mạnh. Giá ngô đā tăng hơn 2,5% và tiến sát vùng kháng cự 662. Kế từ khi mở cửa, phe mua đã hoàn toàn áp đảo và chiếm ưu thể do lo ngại về tình hình vụ mùa tại Mỹ.
– Thời tiết khô hạn kéo dài sau khi việc gieo sa hoàn thành đang gây áp lực đối với cây trồng trên khắp khu vực Midwest của Mỹ, dấy lên lo ngại rằng sản lượng ngô năm nay có thể giảm xuống dưới mức kỳ vọng.
– Mặc dù hiện tượng El Nino xuất hiện vào mùa hè năm nay được dự báo sẽ mang lại khí hậu mát mẻ và ẩm ướt hơn cho khu vực Midwest, nhưng nó có thể đến quá muộn để giúp phục hồi những thiệt hại của cây trồng do khô hạn trong vài tuần qua. Điều này tiếp tục gây ra lo ngại về tình trạng hạn hán tại Mỹ.
Lúa mì
– Lúa mì đã tăng mạnh gần 5%, lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Lo ngại về tình hình nguồn cung tại khu vực biển Đen, trong bối cảnh thời tiết căng thẳng tại Châu Âu đã hỗ trợ giá. Ngày hôm qua, công ty tư vấn Strategie Grains đã hạ dự báo về sản lượng lúa mì năm nay của Liên minh châu Âu (EU) do tình trạng khô hạn ở Tây Ban Nha và Bắc Âu.
– Tại Tây Ban Nha, noi bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng trong năm nay, vụ thu hoạch lúa mì được dự báo sẽ đạt mức thấp lịch sử.
Đậu tương
– Đà tăng của giá đậu tương đã được mở rộng trong phiên giao dịch hôm qua khi giá ghi nhận mức nhảy vọt tới 40 cents lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Cả nguồn cung và nhu cầu đều là những thông tin xuất hiện và hỗ trợ cho giá.
– Thời tiết khô hạn kéo dài sau khi hoàn thành việc gieo trồng đang gây áp lực đối với cây trồng trên khắp khu vực Midwest của Mỹ, dấy lên lo ngại rằng sản lượng đậu tương năm nay có thể giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Đặc biệt, mùa vụ ở các bang sản xuất chính như llinois, Indiana và Michigan đang chịu áp lực hạn hán nặng nề nhất.
– Triển vọng mùa vụ tại Mỹ chính là thông tin có ảnh hưởng mạnh nhất tới xu hướng hồi phục mạnh trong giai đoạn vừa qua của giá đậu tương. Xét về nhu cầu, khối lượng bán hàng đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 08/06 đã tăng hơn gấp đôi lên mức 478.368 tấn, theo báo cáo từ Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).
– Trong khi đó, dầu đậu tương lại tiếp tục là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất nhóm họ đậu, các khu sản xuất dầu cọ ở Sabah, bang sản xuất dầu cọ lớn nhất của Malaysia đang thiếu thốn về nguồn nước do những dấu hiệu ban đầu của El Nino. Sản lượng dầu cọ của nước này năm nay dự đoán có thể sẽ giảm 10% -15% do thiệt hại về năng suất. Triển vọng nguồn cung dầu thực vật sụt giảm đã hỗ trợ mạnh cho giá dầu đậu tương.
KIM LOẠI
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/06, thị trường kim loại tiếp tục trải qua một phiên giao dịch khởi sắc với đa số mặt hàng tăng giá. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim đứt chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp sau khi tăng 1,21% lên mức 991,9 USD/ounce. Bạc là mặt hàng kim loại quý giảm giá duy nhất, với mức giảm 0,66% về 23,94 USD/ounce. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ tích cực, dòng tiền rời khỏi thị trường kim loại quý với tính trú ẩn an toàn, khiến giá chịu sức ép.
– Trong bối cảnh sức khỏe nền kinh tế Mỹ ổn định, lo ngại suy thoái giảm bớt đã thúc đẩy tâm lý rủi ro của nhà đàu tư, dòng tiền được phân bổ sang thị trường chứng khoán và tiền điện từ. Vai trò trú ẩn của kim loại quý bị thất thế khiến giá bạc gặp sức ép.
Đối với bạch kim, mặt hàng kim loại quý có ứng dụng trong sản xuất công nghiệp cao nhất nhóm, nhận được lực mua áp đảo nhờ dữ liệu sản xuất tích cực của Mỹ. Điều này đã giúp giá bạch kim bứt phá sau 6 phiên giảm liên tiếp.
– Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng và giá sắt nỗi dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp, cả hai mặt hàng đều đang nhận được động lực tăng chính từ phía nhà tiêu thụ hàng đầu, Trung Quốc. Kết phiên, giá đồng COMEX tăng 0,8% lên 3,90 USD/pound, giá quặng sắt tăng 0,82% lên 113,37 USD/tấn.
NĂNG LƯỢNG
– Giá dầu tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch ngày 15/06, được hỗ trợ bởi tình hình tiêu thụ khả quan của Trung Quốc, cùng các dấu hiệu kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Ngoài ra, mối lo nguồn cung sut giảm vẫn tiềm ẩn, hỗ trợ cho giá dầu. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 3,44% lên mức 70,62 USD/thùng và dầu Brent tăng 3,37%, lên mức 75,67 USD/thùng.
– Các nhà máy lọc quay trở lại sau thời gian bảo trì, và nguồn dầu giá rẻ có lợi cho biên lợi nhuận sản xuất đã thúc đẩy hoạt động lọc dầu. Nhu cầu dầu thô cho hoạt động lọc dầu tại Trung Quốc duy trì ở mức cao đã thúc đẩy giá dầu, bất chấp các dữ liệu kinh tế yếu kém trong tháng 5.
– Về phía cung, các nhà phân tích kỳ vọng việc cắt giảm sản lượng dầu thô tự nguyện được thực hiện từ tháng 5 bởi OPEC+ sẽ hỗ trợ giá dầu vào thời điểm nhu cầu mạnh mē. Ngân hàng UBS dự kiến nguồn cung thâm hụt khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và hơn 2 triệu thùng/ngày trong tháng 7 năm nay, đồng thời dự đoán giá dầu sẽ có xu hướng cao hơn.
Bài viết liên quan