fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 18/03/2024

 

NÔNG SẢN

  • Thị trường nông sản khép lại phiên giao dịch cuối tuần trái chiều, hầu hết các mặt hàng đều ghi nhận mức biến động không đáng kể.

Ngô

  • Giá diễn biến giằng co trong phiên cuối tuần, phe mua vẫn có phần chiếm ưu thế nhờ lo ngại về tình hình mùa vụ ở Argentina.
  • Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cho biết tình trạng rầy ngô đang lan rộng, loại côn trùng mang mầm bệnh có hại, đe dọa làm giảm năng suất tiềm năng. Các khu vực trước đây không bị ảnh hưởng bởi rầy ngô cũng đang chứng kiến sự gia tăng của rầy. BAGE duy trì dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Argentina ở mức 56,5 triệu tấn, nhưng cảnh báo rằng con số này có thể bị cắt giảm.

Lúa mì

  • Giá rung lắc mạnh và kết thúc phiên giảm 0,7%, phiên suy yếu thứ 3 liên tiếp.
  • Đà giảm của giá chỉ phần nào được thu hẹp khi tiến sát vùng hỗ trợ mạnh 525.
  • Trong bối cảnh thị trường không xuất hiện thêm các thông tin cơ bản mới, nhu cầu quốc tế ảm đạm tiếp tục là yếu tố “bearish” đối với giá.
  • Các thương nhân châu Á đã báo cáo rằng người mua Trung Quốc đã hủy/ hoãn thời gian nhận hàng đối với ~ 1 triệu tấn lúa mì từ Australia. Đầu tuần, Trung Quốc đã hủy 1 số lô hàng lúa mì mua từ Pháp, 374.000 tấn lúa mì niên vụ 23/24 mua của Mỹ. Động thái hủy mua hàng ồ ạt của Trung Quốc là do thị trường hiện đang tràn ngập lúa mì giá rẻ từ Nga, và điều này đang gây áp lực lớn lên giá.

Nhóm họ đậu

  • Dầu đậu tương nhảy vọt tới hơn 2%, dẫn đầu đà tăng của cả nhóm.
  • Xu hướng giằng co đi ngang tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường đậu tương, tăng chỉ 0,25%.
  • Báo cáo Ép dầu của NOPA: sản lượng ép dầu đậu tương tháng 3 của Mỹ đã tăng lên 186.194 tấn, cao hơn so với mức 185.780 tấn trong tháng 2, vượt trên mức sản lượng 178.058 tấn mà thị trường kỳ vọng trước đó, phản ánh nhu cầu dầu thực vật để sản xuất nhiên liệu sinh học của Mỹ vẫn đang ở mức cao. Đây là thông tin đã hỗ trợ nhẹ đến giá đậu tương phiên tối.

NĂNG LƯỢNG

  • Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần 15/3, giá dầu diễn biến tương đối giằng co trước khi chốt phiên giảm nhẹ.
  • Tâm lý lo ngại nguồn cung gián đoạn khi rủi ro địa chính trị còn dai dẳng, vẫn là yếu tố giúp giá duy trì gần mức cao nhất 4 tháng trong phần lớn thời gian của ngày. Áp lực bán chốt lời cuối tuần đã kéo giá suy yếu về cuối phiên.
  • Dầu WTI chấm dứt chuỗi hai phiên tăng liên tiếp khi giảm 0,27% xuống 81,04 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,09% xuống 85,34 USD/thùng.
  • Cơ quan Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho biết tàu buôn đã bị trúng tên lửa và bị hư hại cách Hodeidah của Yemen 76 hải lý (141 km) về phía tây. Theo công ty an ninh và tình báo Ambrey Analytics, con tàu liên quan là tàu chở dầu. Đây là sự cố thứ 2 chỉ trong vài giờ khi lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn thề sẽ mở rộng chiến dịch tấn công các tàu ở Biển Đỏ và Vịnh Aden. Trước đó, 1 tàu khác, cách al Hudaydah, Yemen 50 hải lý (93 km) về phía tây nam, đã báo cáo tên lửa bay qua đầu và phát nổ từ xa.
  • Ukraine vẫn duy trì các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ của Nga, nhằm đánh vào huyết mạch của nền kinh tế Nga. Theo Reuters, Ukraine đã tấn công 1 nhà máy lọc dầu nhỏ ở vùng Kaluga với công suất 24.000 thùng/ngày; công suất lọc dầu của Nga ngừng hoạt động sau các cuộc tấn công trong I lên tới khoảng 4,6 triệu tấn (370.500 thùng/ngày).
  • Sự leo thang trở lại các hoạt động quân sự của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động vận tải biển và làn sóng tấn công mạnh mẽ các cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga từ phía Ukraine đã làm tăng nguy cơ gián đoạn dòng chảy dầu tại hai khu vực sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Đây là chất xúc tác chính hỗ trợ giá.
  • Áp lực bán được thúc đẩy sau khi hãng dịch vụ năng lượng Baker Hughes báo cáo số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, chỉ báo sớm về sản lượng tương lai, tăng 6 giàn lên 510 giàn trong tuần kết thúc 15/3, mức cao nhất kể từ tháng 9/2023. Nguồn cung từ Mỹ duy trì mạnh mẽ sẽ làm lu mờ tác động của chính sách hạn chế sản lượng từ phía Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
  • Theo Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), các nhà quản lý tiền tệ đã giảm vị thế mua ròng hợp đồng tương lai và quyền chọn dầu WTI 14.068 hợp đồng xuống 169.893 hợp đồng trong tuần kết thúc 12/3, phản ánh góc nhìn không mấy lạc quan về triển vọng giá dầu trong ngắn hạn.
  • Áp lực chốt lời và thanh lý hợp đồng cuối tuần sau 2 phiên giá tăng nóng liên tiếp, cũng khiến giá dầu chịu nhiều sức ép.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạc bạch kim đều phục hồi sau phiên giảm trước đó. Bạc tăng 1,28%, dừng chân tại 25,38 USD/ounce. Bạch kim tăng khiêm tốn, đóng cửa tại 943,5 USD/ounce nhờ tăng 0,83%.
  • Giá kim loại quý được hưởng lợi khi đà tăng của đồng USD chững lại sau khi Mỹ công bố số liệu cho thấy người dân Mỹ tỏ ra bi quan hơn về nền kinh tế.
  • Theo Đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 3 của Mỹ đạt 76,5 điểm, thấp hơn 0,6 điểm so với dự báo và giảm nhẹ từ mức 76,9 điểm của tháng 2. Kỳ vọng tiêu dùng giảm xuống 74,6 điểm từ mức 75,2 điểm trong khảo sát trước, thấp hơn 0,5 điểm so với dự báo. Kết hợp với doanh số bán lẻ thấp hơn so với dự báo trong tháng 2 và số liệu tháng 1 bị điều chỉnh giảm, dữ liệu trên cho thấy rằng người dân Mỹ đang hạn chế chi tiêu và thắt chặt tiêu dùng, gây sức ép lên đồng USD

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX phục hồi trong sắc xanh sau khi tăng mạnh 1,95%, chốt phiên tại mức 4,12 USD/pound.
  • Đồng được hưởng lợi nhờ chi phí đầu tư và mua hàng vật chất bớt đắt đỏ hơn. Lo ngại nguồn cung thu hẹp vẫn hỗ trợ cho giá. Tuần trước, các nhà luyện đồng lớn của Trung Quốc đã đồng ý giảm công suất hoạt động, điều chỉnh kế hoạch bảo trì và hoãn các dự án.
  • Quặng sắt nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp, giảm 3,25% và giảm hơn 10% trong tuần, do triển vọng nhu cầu ảm đạm tại quốc gia tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.
  • Theo Mysteel và Lange Steel, rủi ro về nhu cầu quặng sắt sụt giảm xuất hiện sau khi một số hiệp hội thép cấp tỉnh đưa ra tuyên bố kêu gọi cắt giảm sản lượng thép.
  • Tồn kho quặng sắt tại Trung Quốc liên tục tăng mạnh phản ánh nhu cầu yếu càng khiến giá lao dốc. Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng lớn đã tăng 1% lên ~ 142,9 triệu tấn trong tuần kết thúc 15/3.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *