fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 19/05/2023

 

 

NÔNG SẢN

– Thị trường đậu tương diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày 18/05 và đóng cửa với mức giảm nhẹ. Sau 2 phiên lao dốc mạnh trước đó, lực bán đối với mặt hàng này đang có dấu hiệu chậm lại khi giá tiến sát về vùng hỗ trợ tâm lí 1300. Thông tin về xuất khẩu của Mỹ là nguyên nhân chính lý giải cho diễn biến của giá.

– Theo báo cáo Export Sales, khối lượng đậu tương mà Mỹ đã bán tuần trước và dự kiến giao trong niên vụ 22/23 chỉ đạt mức rất thấp 16.950 tấn so với hơn 700,000 tấn trong cùng kì năm ngoái.

– Những số liệu trên cho thấy mặc dù thị trường đang trải qua lực bán mạnh nhu cầu trong dài hạn có thể cải thiện đã khiến cho đà giảm bị hạn chế trong phiên hôm qua.

– Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil (Abiove) dự báo, sản lượng đậu tương niên vụ 22/23 của Brazil có thể lên tới 155 triệu tấn, cao hơn so với mức 153,6 triệu tấn ước tính trước đó. Với triển vọng sản lượng cao hơn, Abiove cũng nâng dự báo xuất khẩu đậu tương niên vụ 22/23 của quốc gia Nam Mỹ lên 95,7 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với ước tính trước. Đối với khô đậu tương, Abiove dự báo Brazil có thể sản xuất 40,6 triệu tấn và xuất khẩu 21,4 triệu tấn trong niên vụ 22/23. Những số liệu dự báo mới nhất đều cao hơn 0,4 triệu tấn so với ước tính được đưa ra trước đó. Triển vọng nguồn cung gia tăng, đặc biệt là đối với khô đậu cũng khiến giá mặt hàng này suy yếu trong phiên thứ 4 liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong gần 6 tháng qua.

– Dầu đậu tương là mặt hàng duy nhất đóng cửa trong sắc xanh. Triển vọng nguồn cung dầu thực vật gia tăng sau khi thỏa thuận xuất khẩu ở Biển đen được gia hạn.

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/05, giá ngô tiếp tục giảm hơn 1%, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp suy yếu. Tiếp nối đà giảm của hôm trước, phe bán tiếp tục duy trì thể áp đảo trong ngày hôm nay. Những số liệu tiêu cực về xuất khẩu của Mỹ là yếu tố đã góp phần gây thêm sức ép lên giá. Báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales) của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 11/05, bán hàng ngô niên vụ 2022/23 của Mỹ đã giảm mạnh hơn 200% so với tuần trước đó xuống mức âm 338.974 tấn. Nguyên nhân chính là hành động hủy mua nhiều chuyến hàng từ phía Trung Quốc.

– Tương tự ngô, lúa mì cũng đã suy yếu và tiến sát vùng đáy trong 2 tuần qua. Trong bối cảnh thỏa thuận ngũ cốc biển Đen được gia hạn, số liệu bán hàng kém từ Mỹ cũng là yếu tố khiến phe bán duy trì thế áp đảo.

KIM LOẠI

KIM LOẠI QUÝ TIẾP TỤC GIẢM MẠNH

– Bạc tháng 7/2023 (SIEN23) đóng cửa giảm -0.264 (-1.10%). Thị trường kim loại quý phiên hôm qua giảm mạnh trở lại, với bạc giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng rưỡi. Sự phục hồi của đồng USD đã gây áp lực giảm giá kim loại. Ngoài ra, sự lạc quan rằng các nhà lập pháp Mỹ sẽ sớm đồng ý tăng trần nợ đã hạn chế nhu cầu trú ấn an toàn đối với kim loại quý.

– Chỉ số DXY hôm qua tăng +0.67% và đạt mức cao nhất trong gần 2 tháng. Đồng USD tăng cao hơn do lạc quan rằng Mỹ sẽ tăng trần nợ công. Ngoài ra, việc lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 tháng đã củng cố chênh lệch lãi suất của đồng USD.

– Các báo cáo kinh tế của Mỹ chủ yếu là tăng giá cho đồng USD. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu hàng tuần của Mỹ đã giảm -22,000 xuống còn 242,000, cho thấy thị trường lao động mạnh hơn so với kỳ vọng là 251,000. Ngoài ra, các yêu cầu tiếp tục hàng tuần bất ngờ giảm -8,000 xuống 1.799 triệu, cho thấy thị trường lao động mạnh hơn so với kỳ vọng tăng lên 1.820 triệu. Bên cạnh đó, cuộc khảo sát triển vọng kinh doanh tháng 5 của Fed tại Philadelphia đã tăng +20.9 lên mức cao nhất trong 4 tháng là -10.4, mạnh hơn kỳ vọng là -20.0.

– Những bình luận từ Chủ tịch Fed tại Dallas, Logan, đã ủng hộ đồng USD khi bà nói rằng lạm phát quá cao và khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 6 vẫn chưa rõ ràng.

NĂNG LƯỢNG

– Giá dầu giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày 18/09, với dầu WTI chốt phiên ở mức 71,86 USD/thùng sau khi giảm 1,33%. Dầu Brent giảm 1,43% xuống mức 75,86 USD/thùng. Dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ đã củng cố cho khả năng tiếp tục tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này khiến đồng – USD tăng mạnh, gây áp lực tới giá dầu do chi phí mua hàng đắt đỏ hơn.

– Về mặt cung cầu, bức tranh tiêu thụ chưa có sự khởi sắc đáng kể. Nhà sản xuất dầu lớn Qatar đã ấn định giá dầu kỳ hạn tháng 7 ở mức cao hơn khoảng 1,03 USD/thùng so với báo giá của Dubai, giảm từ mức chênh lệch 2,37 USD/thùng của tháng trước. Như vậy, giá dầu xuất khẩu từ quốc gia này đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021, do lợi nhuận lọc dầu yếu và nguồn cung ổn định bất chấp chính cắt giảm thêm sản lượng của nhóm OPEC+.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *