fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 21/07/2023

 

 

NÔNG SẢN

Ngô

Nhu cầu nhập khẩu ngô Mỹ suy yếu gây sức ép lên giá 

Báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales) trong tuần kết thúc ngày 13/07, Mỹ bán 236,809 tấn ngô, giảm ~1/2 so với tuần trước đó và ở gần mức thấp nhất của khoảng dự đoán. Niên vụ 22/23 sắp kết thúc nên số liệu bán hàng và giao hàng suy yếu càng củng cố khả năng Mỹ sẽ không đạt được mức xuất khẩu dự báo của USDA trong báo cáo WASDE.

Hãng tư vấn Agroconsult dự báo sản lượng ngô vụ 2 của Brazil niên vụ 22/23 đạt mức kỷ lục 107,2 triệu tấn, tăng 16% so với vụ trước và cao hơn mức 102,4 triệu tấn hồi tháng 5. Năng suất tại các bang Mato Grosso và Goias dự báo được cải thiện đáng kể, tăng lần lượt 15% và 44% so với năm 2022, đã giúp xoa dịu lo ngại về rủi ro thời tiết. Tổng sản lượng ngô niên vụ 22/23 của Brazil ước đạt 137,4 triệu tấn, tăng hơn 18% so với năm trước. Với nguồn cung dồi dào, Brazil dự kiến sẽ xuất khẩu ~ 54 triệu tấn trong niên vụ 22/23, cao hơn 7,6 triệu tấn so với năm ngoái. Nguồn cung tại Brazil góp phần xoa dịu lo ngại về thiệt hại do hạn hán đối với vụ mùa Mỹ, gây sức ép lên giá ngô.

Lúa mì

Giá lúa mì giảm nhẹ khi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn là yếu tố quyết định xu hướng giá

Trung tâm Đánh giá Chất lượng Ngũ cốc Nga cho rằng chất lượng lúa mì mềm hiện vẫn khá cao, đã khiến cho lực bán chiếm ưu thế trong phiên hôm qua. Tính tới ngày 17/07, sau khảo sát 15 vùng của Nga, cho thấy lúa mì loại 3 chiếm 29%, loại 4 là 65% còn loại 5 là 6%. Tổng cộng, lúa mì xếp loại từ 1-4 chiếm 94% số mẫu khảo sát, so với mức 92% cùng kỳ năm trước.

Đậu tương

Giá đậu tương giằng co, kết phiên giảm nhẹ kết thúc chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp 

Theo Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đậu tương từ Brazil tháng 6 đạt 9,53 triệu tấn, tăng 31,6% so với mức 7,24 triệu tấn trong tháng 6/2022. Nửa đầu năm, Trung Quốc nhập 29,7 triệu tấn đậu tương từ Brazil. Việc đẩy mạnh mua hàng là do giá đậu tương Brazil rẻ nhờ vụ thu hoạch kỷ lục. Trung Quốc chỉ nhập khẩu 527.586 tấn đậu tương từ Mỹ, giảm 32% so với tháng 6/2022.

Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil (Abiove) nâng ước tính sản lượng đậu tương của Brazil lên 156,5 triệu tấn, tăng 0,5 triệu tấn so với dự báo. Brazil được dự báo xuất khẩu 97,5 triệu tấn đậu tương trong năm 2023, cao hơn ước tính trước đó, cho thấy nhu cầu đối với đậu tương Brazil cải thiện đáng kể trong năm nay.

Báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales): bán hàng đậu tương niên vụ 22/23 tăng ~ 60% so với tuần trước, nhưng vẫn thuộc khoảng dự đoán nên không gây bất ngờ. Bán hàng niên vụ 23/24 tăng mạnh 263% lên 760.000 tấn, vượt dự đoán, cho thấy nhu cầu đối với đậu tương Mỹ cải thiện trong ngắn hạn.

Dầu đậu tương tăng do lo ngại về tình hình nguồn cung dầu thực vật từ biển Đen khi Nga tiếp tục tấn công vào các cảng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine trong 3 đêm liên tiếp. Quân đội Ukraine cho biết Nga đã phóng 19 tên lửa và 19 máy bay không người lái (UAV) chỉ trong một đêm. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã thực hiện “các cuộc tấn công trả đũa” nhằm vào Ukraine, mục tiêu là cảng Odesa và Mykolaiv trên Biển Đen, vài ngày sau khi Moscow rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.

NĂNG LƯỢNG

Giá dầu biến động giằng co trước khi đóng cửa trong sắc xanh

Giá dầu WTI tăng 0,48% lên mức 75,65 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,2% lên 79,62 USD/thùng.

Yếu tố hỗ trợ giá

Rủi ro gián đoạn nguồn cung gia tăng khi Liên minh Châu Âu (EU) quyết định vào ngày 20/07 rằng sẽ gia hạn các biện pháp hạn chế đối với Nga thêm 6 tháng nữa đến ngày 31/01/2024. Các biện pháp trừng phạt bao gồm nhiều lĩnh vực, gồm cả việc cấm nhập khẩu/ vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU trên mức trần giá đã được thông qua kể từ cuối năm 2022.

Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật sửa đổi vào ngày 20/07, cấm bán dầu của Mỹ từ kho dự trữ sang Trung Quốc. Phiên bản của Thượng viện cũng cấm bán dầu cho Nga, Triều Tiên và Iran. Dự luật này góp phần hỗ trợ đà tăng của giá.

Yếu tố hạn chế đà tăng của giá

Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khi chấm dứt các biện pháp hạn chế COVID-19 đã không đạt được kỳ vọng. Nhập khẩu dầu so với 6/2022 tăng ~ 1/2 nhưng dự trữ cũng tăng lên gần mức cao nhất mọi thời đại.

KIM LOẠI

Kim loại quý

Đồng USD tăng mạnh khiến kim loại quý gặp sức ép

Bạch kim giảm 2,1% xuống 964,1 USD/ounce, đánh dấu phiên giảm giá mạnh nhất trong vòng 1 tháng. Giá bạc giảm 1,67% sau 2 phiên tăng liên tiếp, xuống 24,96 USD/ounce. Giá vàng giảm 0,39% xuống 1.969,62 USD/ounceThep Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 14/7 giảm 9.000 so với tuần trước đó, xuống mức 228.000, mức thấp nhất trong vòng 2 tháng và thấp hơn 14.000 đơn so với dự báo. Thị trường lao động vẫn tích cực sẽ tạo không gian cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất. Đồng USD tăng mạnh ngay sau đó với chỉ số Dollar Index tăng 0,6% đạt 100,88 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất trong gần 2 tháng.

Kim loại cơ bản

Giá đồng COMEX phục hồi 0,54% lên 3,83 USD/pound, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp nhờ tin đồn Trung Quốc đang xem xét nới lỏng các hạn chế đối với việc mua nhà, thúc đẩy lĩnh vực bất động sản phục hồi.

Tiêu thụ có dấu hiệu phục hồi cũng là tín hiệu “bullish” tới giá. Theo Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG), sản lượng đồng tinh luyện toàn cầu đạt 2,32 triệu tấn, sản lượng tiêu thụ là 2,38 triệu tấn trong tháng 5/2023.Đồng USD phục hồi vào phiên tối làm gia tăng áp lực bán trên thị trường đồng và khiến giá đồng thu hẹp đà tăng vào cuối phiên.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *