NÔNG SẢN
Ngô
- Thời tiết tại Brazil tiếp tục diễn biến bất lợi và đe dọa đến hoạt động trồng ngô vụ 2.
- Nhu cầu xuất khẩu của Mỹ duy trì ở mức cao cũng là yếu tố thúc đẩy giá ngô trong phiên vừa rồi. Lũy kế giao hàng ngô của Mỹ từ đầu niên vụ 23/24 tới 16/11 đã đạt 16,51% kế hoạch xuất khẩu toàn niên vụ, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Lúa mì
- Lúa mì là mặt hàng duy nhất trong nhóm tiếp tục suy yếu trước áp lực về tình hình mùa vụ khả quan tại Mỹ.
- Lúa mì ghi nhận phiên suy yếu thứ 5 liên tiếp.
- Lúa mì vụ đông 2023 Mỹ đang có khởi đầu thuận lợi nhất trong vòng 4 năm, giúp mở ra triển vọng mùa vụ tích cực của nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 4 trên thế giới. Điều này giúp xoa dịu lo ngại về sự thu hẹp của nguồn cung lúa mì toàn cầu và gây áp lực lên giá.
Nhóm đậu tương
- Nông dân Brazil mới chỉ gieo sạ 68% diện tích đậu tương tính tới ngày 16/11, tiến độ chậm nhất kể từ niên vụ 19/20. Lượng mưa quá lớn ở miền nam cùng với khô hạn nghiêm trọng ở khu vực phía bắc và đông bắc tiếp tục là nguyên nhân gây ra sự trì hoãn này. Mato Grosso, bang sản xuất lớn nhất của Brazil, nhu cầu trồng lại đậu tương ngày càng gia tăng. Nhiều nông dân được cho là đã phá bỏ diện tích đậu tương bị hư hại và chuẩn bị đất để trồng bông hoặc loại cây trồng khác để thay thế. Thị trường vẫn còn chờ đợi những cơn mưa xuất hiện thêm vào tuần này để đánh giá lại mức độ thiệt hại, những tín hiệu kém khả quan tiếp tục củng cố lo ngại về nguồn cung thắt chặt hơn tại Nam Mỹ. Đây là yếu tố đã tác động “bullish” mạnh đến đậu tương và ảnh hưởng gián tiếp đến khô đậu và dầu đậu.
NĂNG LƯỢNG
- Dầu tăng hơn 2% nhờ kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm thêm sản lượng trong cuộc họp 26/11.
- Dầu WTI tăng 2,35% lên 77,83 USD. Dầu Brent chốt phiên tại 82,32 USD/thùng, tăng 2,12% so với phiên trước.
- Saudi Arabia có thể sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng sang 2024. Ngân hàng JPMorgan cho rằng OPEC+ có thể cắt giảm sâu hơn tới 1 triệu thùng/ngày để giải quyết vấn đề nhu cầu yếu tiềm ẩn trong nửa đầu 2024 do suy thoái kinh tế, dẫn đầu là các quốc gia phát triển.
- Ngân hàng Thụy Điển SEB cho rằng nếu Saudi Arabia đơn phương cắt giảm, sản lượng trung bình sẽ duy trì ở mức 9 triệu thùng/ngày năm 2024. SEB dự báo kịch bản sản lượng của quốc gia này có thể sẽ giảm xuống còn 8,5 triệu thùng/ngày trong quý I/2024, từ mức 9 triệu thùng/ngày thời điểm hiện tại. Saudi Arabia cũng có thể yêu cầu một số thành viên OPEC khác tham gia điều tiết thị trường (Iraq, Kuwait, UAE)
- Báo cáo “Triển vọng Năng lượng châu Phi 2024” của Phòng Năng lượng châu Phi (AEC): sản lượng dầu châu Phi trung bình 2023 và 2024 dự kiến sẽ tương đối ổn định ở mức ~ 6,77 triệu thùng/ngày. Sản lượng hàng tháng có thể sẽ ảm đạm hơn khi được dự báo giảm từ 6,9 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2024 xuống ~ 6,62 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2024.
- Rủi ro vận chuyển tại Trung Đông làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu, thúc đẩy lực mua. Phiến quân Houthi ở Yemen liên kết với Iran đã bắt giữ một tàu chở hàng có liên kết với một công ty của Israel, làm dấy lên lo ngại rằng căng thẳng xung đột Israel – Hamas đang leo thang trên mặt trận hàng hải.
- Lực lượng cảnh sát biển Mỹ cho biết có tới 1,1 triệu gallon dầu, khoảng 26.000 thùng, có thể đã tràn vào Vịnh Mexico sau vụ rò rỉ đường ống ngoài khơi bờ biển Louisiana. Sự cố tràn dầu làm gia tăng rủi ro nguồn cung gián đoạn, củng cố lực mua.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hoàn thành xong chu kỳ tăng lãi suất tiếp tục hỗ trợ cho giá các mặt hàng.
- Bạch kim tăng 2,85% lên 927,4 USD/ounce. Bạc suy yếu 1%, dừng chân tại mức 23,62 USD/ounce.
- Với dấu hiệu nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, thị trường lao động gặp áp lực trong khi lạm phát hạ nhiệt mạnh mẽ, nhà đầu tư tin rằng lãi suất tại Mỹ đã đạt đỉnh. CME FedWatch cho thấy xác suất 100% FED sẽ ngừng tăng lãi suất vào tháng 12 và đợt cắt giảm lãi suất sớm nhất rơi vào tháng 3/2024, khiến cho động lực tăng của đồng USD không còn nhiều và là tin tốt đối với thị trường kim loại quý – vốn nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.
- Bạc vẫn giảm chủ yếu là do lực bán kĩ thuật khi giá đối diện với kháng cự quan trọng.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX tăng 2 phiên liên tiếp khi tăng 2,02% lên 3,81 USD/pound, mức cao nhất kể từ giữa tháng 9. Quặng sắt tăng 2,01% lên 131,09 USD/tấn.
- Phiên sáng, đồng và quặng sắt đều được hưởng lợi sau khi Trung Quốc tuyên bố tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm ở mức 3,45%, LPR kỳ hạn 5 năm, được sử dụng để xác định lãi suất thế chấp, được giữ nguyên ở mức 4,20%.
- Lo ngại về nguồn cung thúc đẩy lực mua cả 2 mặt hàng trong phiên hôm qua.
- Công ty First Quantum Minerals của Canada xem xét đưa mỏ đồng Panama quan trọng của họ vào chế độ chăm sóc bảo trì từ 23/11. Công đoàn công nhân tại mỏ Las Bambas của Peru đã bắt đầu cuộc đình công 3 ngày bắt đầu từ 19/11.
- ~ 400 tài xế lái tàu của BHP, công ty khai thác quặng sắt lớn thứ 3 thế giới, sẽ bắt đầu đình công vào cuối tuần này. Tồn kho quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc đã giảm 1,1% trong tuần xuống còn 107,6 triệu tấn tính đến ngày 17/11.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan