fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/01/2024

 

NÔNG SẢN

Khép lại tuần giao dịch 15 – 21/1, các mặt hàng nông sản đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ, tuy nhiên diễn biến có sự phân hóa rõ rệt. Giá ngô và lúa mì rung lắc mạnh, nhưng kết tuần với mức biến động không đáng kể. Triển vọng mùa vụ khả quan tại Argentina cùng với thông tin về nhu cầu Trung Quốc có thể sụt giảm là nguyên chính gây áp lực mạnh mẽ đến nhóm họ đậu.

Ngô

  • Giá diễn biến khá giằng co trong tuần qua. Mùa vụ thuận lợi ở Argentina gây áp lực lớn trên giá trong 2 phiên đầu tuần. BCR dự báo, sản lượng ngô niên vụ 23/24 có thể đạt mức kỷ lục mới là 60 triệu tấn.
  • Xung đột ở Biển Đỏ leo thang đe dọa làm giảm 20% xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp giá hồi phục trở lại.

Lúa mì 

  • Giá khép lại tuần giao dịch suy yếu thứ 3 liên tiếp.
  • Việc các lô hàng lúa mì xuất khẩu của EU duy trì trên mốc 1 triệu tấn trong nhiều tuần liên tiếp cho thấy nguồn cung từ khối đang được đẩy mạnh ra thị trường, gây sức ép lớn đến giá.
  • Căng thẳng leo thang ở Biển Đỏ giúp giá hồi phục trở lại trong những phiên cuối tuần.

Nhóm họ đậu 

  • Đậu tương giảm tuần thứ 5 liên tiếp, chạm mốc thấp nhất trong hơn 2 năm qua. Nhập khẩu đậu tương trong quý I của Trung Quốc dự kiến giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi hoạt động giết mổ kỷ lục đã khiến số lượng đàn lợn giảm và việc tồn kho tăng mạnh sẽ làm giảm nhu cầu mua hàng trong thời gian tới.
  • Thời tiết thuận lợi tiếp tục thúc đẩy việc trồng trọt tại Argentina bước vào giai đoạn cuối cùng. Refinitiv dự báo, sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 có thể đạt 50,4 triệu tấn, tăng 2% so với ước tính trước đó. Việc “bình thường hóa” sản xuất đậu tương ở Argentina vào năm nay được kỳ vọng có thể bù đắp sản lượng sụt giảm tại Brazil, giúp ổn định nguồn cung toàn cầu và gây sức ép đến các mặt hàng.
  • Với việc lao dốc 1,55%, khô đậu tương đánh dấu tuần suy yếu thứ 9 liên tiếp.
  • Dầu đậu tương giảm mạnh nhất cả nhóm khi đánh mất 2,8% vào tuần trước.

NĂNG LƯỢNG

Dầu thô

  • Giá diễn biến tương đối giằng co trong tuần giao dịch 15 – 21/1 trước các thông tin cơ bản trái chiều.
  • Một mặt, dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc đang làm tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu tiêu thụ.
  • Căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang làm gia tăng rủi ro gián đoạn nguồn cung trong khu vực, hỗ trợ giá phục hồi.
  • Dầu WTI tăng 0,63% lên 73,25 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,34% lên 78,56 USD/thùng.
  • Giá dầu chịu nhiều sức ép trong các phiên đầu tuần khi khi thị trường phản ứng tiêu cực với dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc, làm tăng thêm mối lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ ảm đạm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 chỉ tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo. Doanh số bán lẻ tháng 12/2023 tăng trưởng chậm lại, giá nhà ở tháng 12/2023 giảm mạnh nhất trong gần 9 năm.
  • Lực mua dần quay trở lại khi rủi ro địa chính trị tại Trung Đông tiếp tục leo thang, làm gia tăng tâm lý lo ngại nguồn cung gián đoạn trong khu vực. Mỹ đã tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng của Houthi và liệt nhóm phiến quân có trụ sở tại Yemen này vào danh sách các nhóm khủng bố. Hành động đáp trả của Pakistan đối với Iran đang báo động về sự bất ổn nghiêm trọng hơn trên khắp Trung Đông kể từ khi xung đột Israel – Hamas nổ ra vào ngày 7/10.
  • Thời tiết lạnh khắc nghiệt và những thách thức trong vận hành vẫn đang làm gián đoạn ~30% sản lượng dầu của North Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ ba của Mỹ. Cơ quan Quản lý Năng lượng North Dakota cho biết sản lượng dầu của bang có thể sẽ mất ~ 1 tháng để phục hồi. Theo Bloomberg, sản lượng dầu trên khắp nước Mỹ đã bị cắt giảm ~10 triệu thùng trong tuần này. Tổn thất tại lưu vực Permian của bang Texas và New Mexico ước tính ~6 triệu thùng, khu vực Bakken của North Dakota ghi nhận con số ~ 3,5 triệu thùng.
  • Báo cáo của hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu của Mỹ – chỉ báo về sản lượng tương lai, giảm 2 giàn xuống 497 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 19/1. Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) thông báo Mỹ đã mua 3,2 triệu thùng dầu cho đợt giao hàng vào tháng 4/2024 để bổ sung vào Kho Dự trữ Chiến lược (SPR).

Khí tự nhiên

  • Giá lao dốc ~24% xuống mức thấp nhất trong 2 tuần do dự trữ giảm ít hơn dự kiến và dự báo nhu cầu giảm do thời tiết ấm hơn vào cuối tháng 1.
  • Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết các công ty điện lực đã rút 154 tỷ feet khối (bcfd) khí đốt ra khỏi kho dự trữ trong tuần kết thúc vào ngày 12/1, thấp hơn mức giảm 164 bcf theo dự báo của Reuters.
  • LSEG dự báo nhu cầu khí đốt của Mỹ, gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 154,1 bcfd trong tuần này xuống 139,9 bcfd vào tuần tới.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Đồng USD mạnh lên gây sức ép cho giá. Giá bạc giảm 2,65% xuống còn 22,71 USD/ounce. Bạch kim ghi nhận tuần giảm giá thứ hai, giảm 1,53% xuống 907 USD/ounce.
  • Kỳ vọng thị trường về lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đang có sự thay đổi, một số quan chức cho rằng FED không nên vội vàng cắt giảm chi phí vay. Thống đốc FED, ngài Christopher Waller cho rằng lạm phát của Mỹ đang tiến gần đến mục tiêu 2%, nhưng FED không nên vội vàng hạ lãi suất cho đến khi có bằng chứng rõ ràng về việc duy trì mức lạm phát thấp. Chỉ số Dollar Index tăng gần 5% và lợi suất trái phiếu 10 tăng lên 4,15%, đã khiến chi phí cơ hội của việc nắm giữ bạc và bạch kim kém hấp dẫn hơn.
  • Doanh số bán lẻ tháng 12 của Mỹ bất ngờ tăng trưởng 0,6% trong so với tháng trước, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo. Đây là lĩnh vực chiếm khoảng 70% giá trị nền kinh tế Mỹ, cho thấy sự vững vàng bất chấp lãi suất cao. Đồng bạc xanh càng được củng cố sức mạnh và gây sức ép cho giá kim loại quý.
  • Vai trò trú ẩn của bạc và bạch kim gia tăng khi tình hình căng thẳng địa chính trị khu vực Biển Đỏ có xu hướng leo thang.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX đóng cửa với mức giá 3,78 USD/pound, tăng 1,23% so với tuần trước.
  • Rủi ro nguồn cung đồng bị đẩy lên cao, khi các nhà luyện kim Trung Quốc, quốc gia sản xuất đồng tinh chế lớn nhất thế giới, đang xem xét hạn chế sản xuất đồng tinh luyện trong quý II/2024 vởi biên lợi nhuận thu hẹp.
  • Ủy ban Đồng Chile (Cochilco) đã nâng dự báo giá đồng năm 2024 lên 3,85 USD/pound, tăng từ mức 3,75 USD/pound theo dự báo trước đó. Vào năm 2025, Cochico dự báo giá đồng đạt trung bình 3,9 USD/pound.
  • Quặng sắt giảm nhẹ 0,16% xuống còn 133,96 USD/pound trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng.
  • GDP quý IV/2023 của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo. Doanh số bán bất động sản Trung Quốc giảm 8,5% trong năm 2023, số vốn huy động của các nhà phát triển giảm 13,6%, phản ánh lĩnh vực nhà đất, vốn sử dụng lượng lớn sắt thép, vẫn đang chưa thể đi lên từ đáy. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá sắt thép vốn nhạy cảm nhất với dữ liệu và động thái kinh tế tại Trung Quốc.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *