fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/09/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Ngô tháng 12 kết phiên 21/09 với mức giảm hơn 1,4% sau hai phiên hồi phục mạnh trước đó. Triển vọng nguồn cung thế giới, số liệu tiêu cực về xuất khẩu của Mỹ khiến giá ngô suy yếu ngay từ khi mở phiên.
  • Báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales) của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA): trong tuần kết thúc ngày 14/09, bán hàng ngô niên vụ 2023/24 của Mỹ giảm mạnh ~ 25% so với tuần trước đó,  sát với mức thấp nhất của khoảng dự đoán. Đây mới là giai đoạn đầu của niên vụ nhưng số liệu bán hàng tiêu cực trong 2 tuần gần đây đang gây ra lo ngại về tình hình xuất khẩu và nhu cầu đối với ngô Mỹ, gây sức ép mạnh đến giá.
  • Triển vọng mùa vụ tại các khu vực sản xuất chính đều đang dần ổn định đã củng cố đà giảm của giá. Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) nâng dự báo sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2023/24 thêm 1 triệu tấn lên mức 1,22 tỷ tấn, do triển vọng mùa vụ cải thiện tại Ukraine.

Lúa mì

  • Sau phiên hồi phục nhẹ trước đó, giá lúa mì tháng 12 suy yếu hơn 2%, giảm mạnh nhất trong nhóm nông sản. Mối quan hệ và thương mại ngũ cốc giữa Ukraine và các nước Trung Âu ảnh hưởng đến diễn biến giá
  • Quan chức Mỹ cho biết trong những tuần tới nhiều tàu hơn có thể rời cảng Ukraine theo đó lợi thế của Nga đối với thỏa thuận ngũ cốc biển Đen đang suy giảm. Tàu chở hàng ngũ cốc của Ukraine đã thành công tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng “hành lang nhân đạo”. Ukraine và Slovakia đồng ý thiết lập hệ thống cấp phép kinh doanh ngũ cốc, cho phép dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu 4 mặt hàng nông sản Ukraine vào Slovakia sau khi hệ thống này được thiết lập. Ukraine và Ba Lan nhất trí tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại để có lợi cho cả 2 nước.

Đậu tương

  • Giá đậu tương tháng 11 lao dốc với mức giảm lên tới 1,99% và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tháng, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1300. Doanh số bán hàng tiêu cực và triển vọng xuất khẩu kém khả quan trong ngắn hạn của Mỹ lý giải cho diễn biến giá
  • Báo cáo Export Sales: Mỹ bán 434.065 tấn đậu tương niên vụ 23/24 trong tuần kết thúc ngày 14/09, giảm 38,3% so với tuần trước đó, dưới dự đoán 550.000 – 1.200.000 tấn, phản ánh việc Mỹ chưa lấy lại vị thế cạnh tranh dù đang trong giai đoạn thu hoạch được đẩy mạnh. Nguồn cung dồi dào từ Brazil đang chiếm ưu thế, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Số liệu trên tác động “bearish” mạnh lên giá đậu tương trong phiên hôm qua.
  • Chỉ số Dollar Index tăng và chạm mốc cao nhất trong vòng 6 tháng vào phiên hôm qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục báo hiệu rằng sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn. Điều này khiến giá các loại nông sản từ Mỹ trở nên đắt hơn đối với người mua nước ngoài, vào giữa lúc đậu tương Mỹ đang chịu áp lực cạnh tranh về giá với nguồn cung từ Brazil. Điều đó làm giảm triển vọng xuất khẩu đậu tương trong thời gian tới của Mỹ và gây áp lực lên giá.
  • Khô đậu tương hợp đồng tháng 12 giảm 1,77% và xóa đi hoàn toàn mức tăng trong 2 phiên trước đó. Dầu đậu tương tháng 12 suy yếu phiên thứ 4 liên tiếp khi giảm 1,5%. Sự mạnh lên của đồng Dollar Mỹ tác động “bearish” lên giá hai mặt hàng này.

NĂNG LƯỢNG

  • Giá dầu liên tục đảo chiều trong phiên 21/9, trước đi kết phiên trong sắc đỏ. Quyết định hạn chế xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển trong tháng 9 của Nga đã khiến giá tăng mạnh trong phiên tối. Áp lực vĩ mô từ kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Fed đã kéo giá hạ nhiệt.
  • Dầu WTI giảm nhẹ 0,03% xuống mức 89,63 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,25% xuống 93,30 USD/thùng.
  • Mở cửa với lực bán chiếm ưu thế, việc Nga tạm thời cấm xuất khẩu dầu diesel, để đáp ứng nguồn cung thiếu hụt trong nước, đã khiến giá tăng và khiến cho nguồn cung dầu cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
  • Nga cắt giảm xuất khẩu dầu diesel và gasoil bằng đường biển ~ 30% xuống còn ~ 1,7 triệu tấn tính đến 20/9 so với cùng thời điểm trong tháng 8, do các nhà máy lọc dầu địa phương bảo trì và thị trường nội địa đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu trong bối cảnh giá tăng cao.
  • Lệnh cấm tạm thời nhưng tác động là đáng kể vì Nga là nhà xuất khẩu dầu diesel quan trọng. Giá dầu ít lưu huỳnh, nguyên liệu sản xuất xăng, dầu diesel và các sản phẩm tinh chế khác tăng 4,5% trong phiên hôm qua. Giá dầu cũng đảo chiều tăng.
  • Bắc Âu, phí bảo hiểm của dầu diesel tương lai chuẩn so với dầu thô đã tăng vọt sau lệnh cấm, vượt qua 37 USD/thùng và đạt mức cao nhất trong 5 ngày.
  • Sức ép vĩ mô đã đẩy giá dầu suy yếu vào cuối phiên. Giá xăng dầu tăng cao làm gia tăng rủi ro lạm phát và buộc Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới, đặc biệt là Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ, gây áp lực cho nền kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu.
  • Fed cho rằng lãi suất có thể sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 11, nền kinh tế Mỹ đang khá tích cực, sẽ tạo thêm không gian cho công cuộc kiểm soát lạm phát của Fed.
  • Mỹ đối diện với rủi ro đóng cửa Chính phủ khi nợ công lần đầu vượt 33 nghìn tỷ USD, cùng những bất đồng giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hoà về vấn đề ngân sách liên bang. Đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã chống lại việc thông qua dự luận chi tiêu của Chủ tịch Hạ viện McCarthy, để tìm kiếm điểm chung về luật nhằm ngăn chặn việc Chính phủ đóng cửa bắt đầu vào ngày 1/10. Điều này cũng đã gây sức ép nhất định lên giá dầu trong phiên.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạch kim giảm 1,88% xuống mức 924,6 USD/ounce. Bạc giảm 0,63%, đóng cửa tại mức 23,68 USD/ounce. Vàng nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp khi giảm 0,52% xuống 1.919,57 USD/ounce.
  • Đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý không sinh lợi sau khi FED phát đi tín hiệu vẫn còn một lần tăng lãi suất nữa trong năm nay, các nhà đầu tư đã đặt cược 45% FED sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuối năm
  • Chỉ số Dollar Index tăng 0,2% lên 105,36 điểm, vượt qua mức cao nhất trong 6 tháng, được củng cố nữa khi đồng bảng Anh và đồng france Thụy Sĩ suy yếu sau khi Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bất ngờ tạm dừng tăng lãi suất.
  • Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh với lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 10 điểm cơ bản lên 4,49%, duy trì ở mức cao nhất trong 16 năm.

Kim loại cơ bản

  • Sau phiên phục hồi trước đó, giá đồng COMEX lại quay đầu giảm 2,12% xuống mức 3,69 USD/pound, mức thấp nhất trong hơn 1 tháng. Quặng sắt giảm 3,58%, đóng cửa tại mức 117,48 USD/tấn, mức thấp nhất trong hơn 2 tuần.
  • Nhà đầu tư lo ngại FED duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ hạn chế đà tăng trưởng kinh tế, gián tiếp gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ nhóm kim loại công nghiệp, đầu vào quan trọng cho hoạt động sản xuất.
  • Đồng USD có thể tiếp tục tăng mạnh và làm giảm sức hấp dẫn của thị trường hàng hóa
  • Thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp tục có xu hướng đi xuống và đây là một trong những lực cản lớn đối với tiêu thụ kim loại cơ bản
  • Tồn kho đồng tăng mạnh càng làm hạn chế sức mua đồng. Tồn kho trên Sở Giao dịch London vốn đã tăng mạnh kể từ giữa tháng 7 hiện đã tăng lên 162.900 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 5/2022.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *