fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 22/11/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Khép lại phiên 21/11, phe mua tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường nông sản
  • Ngô giằng co và đóng cửa với mức tăng nhẹ 0,32%.
  • Argentina: các nhà sản xuất dự kiến trì hoãn việc bán hàng để chờ chính phủ của tổng thống mới đắc cử Javier Milei ban hành các chính sách “thân thiện” đối với ngành nông nghiệp vốn đã gặp nhiều khó khăn do các loại thuế.
  • Việc triển vọng thời tiết ở Brazil đón nhận những tín hiệu kém khả quan, khi nguồn cung từ Argentina bị gián đoạn, đã góp phần hỗ trợ giá ngô.

Lúa mì 

  • Trái ngược với diễn biến suy yếu trong 5 phiên trước đó, lúa mì đã quay trở lại hồi phục và dẫn đầu đà tăng của cả nhóm khi nhảy vọt tới 2,15%. Bên cạnh lực mua kỹ thuật, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen cũng là yếu tố hỗ trợ
  • Quân đội Nga đã tấn công bằng tên lửa nhằm vào khu vực Odessa ở phía nam Ukraine, làm dấy lên lo ngại về khả năng xuất khẩu nông sản Ukraine khi cuộc xung đột ở nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây chính là động lực thúc đẩy giá tăng

Nhóm họ đậu

  • Đậu tương: Tình trạng tại Mato Grosso được cho là đáng lo ngại nhất khi mà nhu cầu trồng lại đậu tương ngày càng tăng, một số nông dân phá bỏ diện tích bị hư hại và tiến thẳng đến việc trồng ngô vụ 2 vào đầu 2024. Tại Parana, mưa lớn đã gây ra một số vấn đề cho quá trình phát triển ban đầu của cây trồng khiến chất lượng mùa vụ sụt giảm. Mối lo ngại về năng suất và sản lượng bị sụt giảm của Brazil đã giúp giá đậu tương duy trì sắc xanh
  • Khô đậu: giá rung lắc mạnh nhưng chỉ đóng cửa phiên với mức thay đổi nhẹ. Vụ thu hoạch đậu tương Mỹ đã hoàn thành nên thị trường chuyển sang tình hình bán hàng. Việc vắng bóng các đơn hàng mới sau khi ghi nhận khối lượng xuất khẩu kỷ lục vào tuần trước đang hạn chế đà tăng của đậu tương, lý giải cho diễn biến giá khô đậu.

NĂNG LƯỢNG

  • Dầu biến động với biên độ hẹp, tâm lý thận trọng trước thềm chờ đợi quyết sách của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh (OPEC+) cuối tuần.
  • Dầu WTI giảm 0,08% xuống 77,77 USD/thùng. Dầu Brent nhích nhẹ 0,16%, chốt phiên tại mức giá 82,45 USD/thùng.
  • Kỳ vọng OPEC+ cắt giảm nhiều hơn vào 2024 trong bối cảnh giá dầu suy yếu. Ngân hàng JP Morgan: Saudi Arabia sẽ tìm cách “chia sẻ gánh nặng” của bất kỳ đợt cắt giảm tiềm năng nào giữa các thành viên trong OPEC+, trong một nỗ lực tập thể thay vì đơn phương. Các tổ chức lớn như Energy Aspects, SEB, UBS, Barclay… đều dự báo về động thái cắt giảm sản xuất từ OPEC+
  • Trong tuần kết thúc ngày 19/11, Nga cắt giảm xuất khẩu dầu thô bằng đường biển xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 trước thềm cuộc họp OPEC+, đảm bảo sự tuân thủ kế hoạch hạn chế xuất khẩu. Động thái này được đưa ra sau khi lượng hàng xuất đi tăng mạnh trong tháng 10
  • Theo IEA: thâm hụt thị trường dầu hiện tại sẽ chuyển sang thặng dư nhẹ vào 2024 ngay cả khi Saudi Arabia và Nga gia hạn cắt giảm sản xuất và xuất khẩu đến năm 2024, xuất phát từ lo ngại tăng trưởng kinh tế kém sắc sẽ hạn chế tiêu thụ dầu mỏ.
  • Iran dự kiến sản lượng dầu sẽ tăng lên 3,6 triệu thùng trong cuối quý I/2024 bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Sản lượng dầu của Iran là 2,2 triệu thùng/ngày vào tháng 8/2021 và hiện đã tăng lên 3,3 triệu thùng/ngày. Các thông tin trên đã hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạc phục hồi 1,08% lên 23,86 USD/ounce. Bạch kim tăng phiên thứ 2 liên tiếp, đóng cửa tại mức 945,9 USD/ounce sau khi tăng 1,99%.
  • Theo Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), các quan chức FED đồng ý tiếp cận một cách thận trọng trong việc tăng lãi suất trong tương lai. FED sẽ chỉ tăng lãi suất lên cao hơn nếu không có đủ sự tiến bộ trong việc giảm lạm phát.
  • Lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt mạnh mẽ và kinh tế giảm tốc, kỳ vọng FED không tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 được củng cố. Dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm kim quý – vốn nhạy cảm với lãi suất.
  • Bạch kim nhận được lực mua tích cực nhờ triển vọng nhu cầu lạc quan trong khi nguồn cung thiếu hụt. Theo Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới (WPIC) ngày 21/11, thị trường bạch kim dự kiến thiếu hụt 353.000 ounce vào 2024, sau khi ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 1,07 triệu ounce vào 2023.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX giảm 0,04% xuống 3,81 USD/pound. Quặng sắt tăng 1,66%, chốt phiên tại mức 133,27 USD/tấn.
  • Phiên sáng, đồng nhận được lực mua tích cực nhờ một số lo ngại về nguồn cung. Công ty First Quantum Minerals cho biết sẽ bảo trì tại mỏ Panama từ 23/11, do nguồn cung cấp than bị chặn bởi những người biểu tình. Các cuộc biểu tình đã leo thang kể từ khi Chính phủ và công ty First Quantum ký hợp đồng mới về nhượng quyền mỏ Cobre Panama, mỏ đóng góp 1% vào sản lượng đồng toàn cầu. Công đoàn công nhân tại mỏ Las Bambas của Peru đã bắt đầu cuộc đình công 3 ngày bắt đầu từ 19/11.
  • Đồng không giữ được đà tăng và quay đầu suy yếu vào cuối phiên, chủ yếu do lực bán chốt lời
  • Lực mua sắt vẫn được duy trì nhờ lo ngại nguồn cung gián đoạn từ phía BHP, công ty khai thác quặng sắt lớn thứ 3 thế giới.
  • Quặng sắt được hưởng lợi khi có tin đồn Trung Quốc sắp hỗ trợ cho bất động sản. Các cơ quan quản lý Trung Quốc đang soạn thảo danh sách 50 nhà phát triển bất động sản đủ điều kiện nhận được nhiều nguồn tài trợ.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *