fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 23/05/2023

 

 

NÔNG SẢN

– Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá ngô hồi phục mạnh trở lại sau chuỗi 4 phiên liên tiếp suy yếu. Giá đóng cửa tăng gần 3% và đây cũng là mức tăng lớn nhất trong vòng 9 tháng qua. Bên cạnh lực mua kĩ thuật của nhịp điều chỉnh, xuất khẩu ngô vẫn duy trì ở mức cao cũng là yếu tố đã giúp thúc đẩy giá mặt hàng này.

– Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phát hành báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) với các số liệu quan trọng trong tuần từ 12/05 đến 18/05. Trong đó, khối lượng ngô Mỹ được lên tàu, thông quan và xuất khẩu trong tuần vừa rồi vẫn duy trì trên mức 1 triệu tấn. Con số này phản ánh triển vọng nhu cầu vẫn đang ở mức cao và hỗ trợ cho giá ngô trong phiên hôm qua.

– Mặc dù cũng hồi phục nhưng diễn biến chung của nhóm nông sản sau 1 tuần lao dốc trước đó nhưng lúa mì có mức tăng yếu hơn so với ngô và đậu tương. Giá dẫn đầu đà giảm khi mở cửa phiên sáng nhưng hỗ trợ tâm lí ở vùng 600 đã giúp lúa mì hồi phục và đóng cửa tăng nhẹ. Bên cạnh đó, một số lo ngại về thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen lại đang xuất hiện cũng góp phần kết thúc chuỗi giảm từ tuần trước.

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/05, giá đậu tương đã tăng mạnh hơn 2,5%, chấm dứt chuổi 4 phiên liên tiếp suy yếu. Trong phiên sáng, thị trường diễn biến tương đối giằng co, trước khi bật
tăng mạnh khi phiên tối bẳt đầu. Triển vọng nhu cầu tích cực đổi với đậu tương Mỹ của Trung Quốc là thông tin đã hỗ trợ giá.
– Dữ liệu từ Tống cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu 5,3 triệu tấn đậu tương từ Brazil, thấp hơn 16% so với mức 6,3 triệu tấn trong cùng kì năm ngoái. Các thương nhân cho biết, Trung Quốc đã tận dụng vụ thu họach đậu tương kỷ lục tại Brazil và giá rẻ để đây mạnh mua hàng vào đầu năm.
Bên cạnh đó, theo báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections), Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết giao hàng đậu tương trong tuần kết thúc vào ngày 18/05 đạt mức 155.051 tấn. Mặc
dù thấp hơn so với mức 186.787 tấn trong tuần trước và mức 582.340 tấn cùng kì năm ngoái, tuy nhiên, lũy kế giao hàng đậu tương trong niên vụ hiện tại đã đạt 89,67% kế hoạch. Do đó tác
động “bearish” từ báo cáo này là không lớn.

KIM LOẠI

– Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 22/O5, giá kim loại quý phân hóa, trong khi giá kim loại cơ bản hầu như đều giảm. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim vẫn giữ được sắc xanh khi tăng 0,159% lên 1.077,3 USD/ounce, trong khi giá vàng và bạc đồng loạt giảm. Cụ thể, giá vàng giảm 0,36% xuống 1.969,43 USD/ounce, giá bạc giảm 0,83% về 23,86 USD/ounce.

– Do đó, tâm lý thị trường được cùng cố khiến cho vai trò trú ẩn của kim loại quý bị thất thế. Trong khi đó, đồng USD mạnh lên tiếp tục gây sức ép tới giá các mặt hàng. Nhận xét của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) St. Louis James Bullard về việc Fed có thể tăng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản trong năm nay đã giúp củng cố sức mạnh đồng USD, khiến chi phí đầu tư kim loại quý đắt đỏ hơn.

– Trái với xu hướng giảm của bạc, bạch kim vẫn duy trì được đà tăng giá do lo ngại nguồn cung. Vấn đề cắt điện tại Nam Phi ngày càng trầm trọng khiến cho hoạt động khai thác bị gián đoạn và đe dọa tới nguồn cung bạch kim toàn cầu.

– Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá hai mặt hàng kim loại chủ chốt là đồng và quặng sắt đều chịu sức ép do triển vọng tiêu thụ mờ nhạt tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới. Kết phiên, giá đồng COMEX giảm 1,26% xuống 3,68 USD/ponud và giá sắt giảm 3,07% xuống 102,14 USD/tấn.

NĂNG LƯỢNG

– Thị trường dầu thô lấy lại sắc xanh trong phiên giao dịch đầu tuần, chấm dứt chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp. Kết thúc phiên 22/05, giá dầu thô WTI tăng nhẹ 0,50% lên 72,05 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,53% lên 75,87 USD/thùng.

– Giá dầu chịu sức ép trong phiên sáng khi thị trường vắng bóng các tin tức hỗ trợ cho giá. Sức mua bắt đầu phục hồi từ phiên chiều, với động lực tăng chính xuất phát từ kỳ vọng tiêu thụ cải thiện trong mùa lái xe cao điểm sắp tới ở Mỹ.

– Bên cạnh đó, một giám đốc điều hành cấp cao tại Tập đoàn Vitol, một công ty thương mại năng lượng lớn của Hà Lan, tái khẳng định kỳ vọng châu Á sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng nhu cầu dầu,

khoảng 2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay, và cho biết mức tăng có khả năng dấn đến thiếu hụt nguồn cung và đẩy giá dầu lên cao.

– Những gián đoạn nguồn cung do cháy rừng ở Albera, nơi sản xuất gần 80% sản lượng dầu của Canada, và đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bắt đầu có hiệu lực vào tháng này, dù không giúp cho giá dầu tăng mạnh như trước, nhưng cũng đủ để hỗ trợ giá cả hai mặt hàng dầu thô đều duy trì trên 70 USD/thùng.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *