fbpx

Tin Tức Thị Trường Ngày 23/05/2024

NÔNG SẢN

Ngô

  • Ngô tháng 7 (ZCEN24) kết thúc phiên 22/05/2024 tăng 3¼ cent lên mức 4,61-1/4 USD/giạ sau khi chênh lệch giá giữa lúa mì và ngô đạt mức cao nhất kể từ ngày 10/10/2022, làm tăng kỳ vọng về nhu cầu từ các nhà sản xuất chăn nuôi. Lo ngại về nguồn cung toàn cầu giảm đã khiến giá lúa mì kỳ hạn tăng vọt trước đó.
  • Tiến độ trồng trọt ở Mỹ và nguồn cung toàn cầu mạnh mẽ tiếp tục chi phối giá ngô CBOT.
  • Thị trường dự kiến báo cáo về tốc độ trồng trọt tuần tới là 85%. Nhà giao dịch hiện đang ngần ngại mở các vị thế mua mới đối với hợp đồng ngô kì hạn. 
  • Thời tiết khô hạn ở vành đai ngô của Mỹ khi nông dân đang cố gắng gieo trồng phần còn lại, mặc dù mưa vẫn tiếp tục gây ra sự chậm trễ trong việc trồng trọt ở một số khu vực.

Lúa mì

  • Lúa mì CBOT (ZWAN24) đóng cửa giảm 4½ cent xuống 6,93 USD/giạ.
  • Hạn hán và sương giá gây thiệt hại cho vụ lúa mì ở Biển Đen đang hỗ trợ giá. Mưa có thể hạ nhiệt tình hình ở Nga trong 11 – 15 ngày tới.
  • Ukraine cũng đối mặt với khô hạn và sương giá. 
  • Lo ngại về nguồn cung toàn cầu đã đẩy chênh lệch giữa giá lúa mì CBOT chuẩn và ngô CBOT chuẩn tăng vọt lên hơn 2,39-1/2 USD/giạ – mức lớn nhất kể từ năm 2022. Một số nhà chăn nuôi gia súc và gia cầm thường dùng lúa mì dự kiến ​​sẽ chuyển sang ngô do chênh lệch giá lớn.
  • Dự báo năng suất cao hơn của vụ mùa Mỹ. Thu hoạch lúa mì mùa đông đang bắt đầu ở các bang miền Nam. Điều này hạn chế mức tăng của lúa mì. Khối lượng giao dịch đang giảm dần khi thị trường sắp đến kỳ nghỉ cuối tuần.

Đậu tương

  • Đậu tương tháng 7 (ZSEN24) tăng 10 cent lên mức 12,46 – 1/4 USD/giạ, tác động lan tỏa từ đợt tăng giá mạnh mẽ của lúa mì gần đây. Tiến độ trồng trọt của Mỹ nhanh hơn dự kiến ​​và nguồn cung toàn cầu dồi dào đã hạn chế đà tăng.
  • Trung Quốc được cho là đã mua ít nhất 2 lô hàng đậu tương từ Mỹ trong vài ngày qua.
  • Mưa dự kiến làm chậm quá trình trồng trọt ở một số nơi.
  • Khả năng cạnh tranh của khô đậu tương Mỹ trên thị trường toàn cầu vẫn còn bị nghi ngờ khi Argentina dự kiến ​​sẽ nghiền lượng đậu tương ngày càng tăng.
  • Dầu đậu tương tháng 7 (ZLEN24) tăng 0,07 cent lên mức 45,88 cent/pound.
  • Khô đậu tương tháng 7 (ZMEN24) tăng 5,90 USD lên mức 378,20 USD/tấn ngắn.
  • Dầu đậu tương một lần nữa ghi nhận mức tăng, đẩy giá đậu tương kỳ hạn tăng cao hơn. Kỳ vọng về việc nguồn cung Brazil ra thị trường sớm sụt giảm cũng hỗ trợ cho nhóm họ đậu.

NĂNG LƯỢNG

  • Dầu WTI ở mốc 77,25 USD/thùng, giảm 1,39% (~ giảm 1,09 USD/thùng). Dầu Brent ở mốc 81,74 USD/thùng, giảm 1,38% (~ giảm 1,14 USD/thùng).
  • Giá dầu giảm hơn 1% – phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu dầu khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất do lạm phát kéo dài.
  • Biên bản cuộc họp tháng 4 của FED cho thấy lạm phát có thể mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt so với dự đoán trước đó. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí đi vay, giải phóng nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
  • Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô tăng 1,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/05, trái với kỳ vọng giảm 2,5 triệu thùng của Reuters, thấp hơn mức tăng 2,48 triệu thùng được Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) công bố.
  • Theo John Kilduff của Again Capital, nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà lọc dầu thô và nhu cầu xăng đang ở mức cao, một phần là do các nhà cung cấp dự trữ hàng vào cuối tuần trước Ngày Tưởng niệm.
  • Yếu tố cơ bản như dầu Brent giao ngay giảm so với hợp đồng tương lai và lợi nhuận nhà máy lọc dầu giảm, gây áp lực giảm giá. Theo Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, điều này có thể sẽ buộc OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng tại cuộc họp tháng 6 để hỗ trợ giá.
  • Thị trường dầu thô vật chất đang suy yếu, cho thấy mối lo ngại về nguồn cung bị thắt chặt đang giảm bớt. Chênh lệch giá giữa hợp đồng tháng đầu tiên của Brent so với hợp đồng tháng thứ 2 ở gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.

KIM LOẠI

  • Giá vàng giảm mạnh khỏi mức cao kỷ lục do lo ngại về việc lãi suất cao của Mỹ có thể duy trì lâu hơn tăng lên trước nhiều tín hiệu từ FED
  • Sự sụt giảm tác động lan toả sang kim loại cơ bản. Đồng giảm mạnh so với mức cao kỷ lục do cơn sốt đầu cơ kim loại đỏ hạ nhiệt trước nhiều tín hiệu về nguồn cung vật chất và nhu cầu tổng thể.
  • Đồng Đô la tăng gây áp lực lên giá kim loại. Nhu cầu trú ẩn hạ nhiệt khi không có diễn biến nghiêm trọng nào liên quan đến địa chính trị ở Trung Đông sau khi Tổng thống Iran thiệt mạng.
  • Chủ tịch Jerome Powell vẫn cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
  • Lạm phát vẫn ở mức cao. Một loạt quan chức FED đã cảnh báo FED cần thêm bằng chứng về việc lạm phát đang giảm trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất. Điều này hỗ trợ đồng bạc xanh và gây áp lực lên kim loại quý không sinh lời.
  • Doanh số bán nhà hiện có của Mỹ trong tháng 4 bất ngờ giảm 1,9% so với tháng 3 xuống 4,14 triệu, trái  kỳ vọng tăng lên 4,23 triệu.
  • Giá bạch kim tương lai giảm 0,4% xuống 1.058,35 USD/ounce. Giá bạc tương lai giảm 0,4% xuống 31,950 USD/ounce.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *