fbpx

Tin Tức Thị Trường Ngày 24/05/2024

NÔNG SẢN

Ngô

  • Ngô tháng 7 kết thúc phiên ngày 23/05/2024 tăng 2¾ cent lên mức 4,64 USD/giạ do yếu tố kỹ thuật và kỳ vọng về nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng.
  • Giá lúa mì tăng cao hơn ngô, khiến ngô trở thành nguồn thay thế tiềm năng để làm thức ăn chăn nuôi.
  • Lo ngại về mất mùa do lũ lụt gần đây ở miền nam Brazil và sự chậm trễ trong việc trồng trọt ở vành đai ngô của Mỹ tiếp tục hỗ trợ giá.
  • Agroconsult, công ty tư vấn kinh doanh nông nghiệp Brazil, cho biết hạn hán ở 2 bang trồng ngô trọng điểm đang làm giảm sản lươngj tiềm năng của vụ ngô thứ 2 của Brazil.
  • Việc trồng ngô đang đạt được tiến bộ ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ nhưng dự kiến ​​sẽ bị cản trở do mưa vào cuối tuần. Dự báo có 1 đợt khô hạn vào tuần tới.
  • Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cắt giảm dự báo sản lượng ngô toàn cầu năm 2024/25 thêm 6 triệu tấn xuống còn 1,22 tỷ tấn.

Lúa mì

  • Lúa mì CBOT tháng 7 (ZWAN24) tăng 5 cent lên  6,98 USD/giạ do tình trạng khô hạn kéo dài và lo ngại về vụ mùa ở Biển Đen. 
  • Mưa có thể giúp giảm nhẹ tình hình ở Nga trong 11 đến 15 ngày tới.
  • Giá lúa mì tăng gần đây đã làm tăng mức chênh lệch so với giá ngô. Thương nhân dự đoán nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi sẽ chuyển sang ngô.
  • Báo cáo Export Sales – USDA: Doanh số xuất khẩu lúa mì vụ mới của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào 16 /05 ở mức 224.900 tấn, gần mức thấp nhất trong khoảng kỳ vọng là 200.000 – 650.000 tấn.
  • IGC cắt giảm triển vọng sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2024/25 thêm 3 triệu tấn xuống còn 795 triệu tấn.

Đậu tương

  • Đậu tương tháng 7 (ZSEN24) giảm 7 cent xuống mức 12,39-1/4 USD/giạ dù lo ngại về mất mùa do mưa lớn ở Brazil và Argentina tiếp tục hỗ trợ thị trường.
  • Tiến độ trồng đậu tương nhanh hơn dự kiến ​​ở Mỹ đang gây áp lực lên giá, củng cố kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu dồi dào.
  • Lũ lụt ở Brazil có thể gây thiệt hại nặng nề cho các kho dự trữ thực phẩm, ảnh hưởng đến xuất khẩu và thúc đẩy lạm phát trong nước.
  • Báo cáo Export Sales – USDA: doanh số xuất khẩu đậu tương vụ cũ của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào 16/05 ở mức 279.400 tấn, gần mức thấp nhất trong khoảng kì vọng là 275.000 – 550.000 tấn.
  • Doanh số bán đậu tương trong năm tới chỉ đạt 956.000 tấn và không có doanh số bán sang Trung Quốc.
  • Dầu đậu tương tháng 7 của CBOT (ZLEN24) giảm 0,69 cent xuống mức 45,19 cent/pound. 
  • Khô đậu tương tháng 7 của CBOT (ZMEN24) giảm 1,5 USD xuống mức 376,70 USD/tấn ngắn.

NĂNG LƯỢNG

  • Dầu WTI ở mốc 76,98 USD/thùng, giảm 0,90% (~ giảm 0,70 USD/thùng). Dầu Brent ở mốc 81,48 USD/thùng, giảm 0,51% (~ giảm 0,42 USD/thùng).
  • Giá dầu giảm phiên thứ 4 liên tiếp, ở mức thấp nhất trong nhiều tháng do triển vọng lãi suất của Mỹ cao duy trì trong thời gian dài hơn làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tại thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.
  • Theo S&P Global, hoạt động kinh doanh của Mỹ đang tăng tốc trong tháng 5, nhưng giá nhiều loại đầu vào tăng vọt, cho thấy lạm phát hàng hóa sẽ tăng trong những tháng tới.
  • Biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy FED vẫn còn nghi ngờ liệu lãi suất hiện tại có đủ cao kiểm soát lạm phát cứng đầu hay không. Lãi suất cao làm tăng chi phí vay, có thể làm chậm hoạt động kinh tế và làm giảm nhu cầu về dầu.
  • Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,8 triệu thùng trong tuần trước, trái với ước tính là giảm 2,5 triệu thùng. Tin này gây áp lực lên giá dầu.
  • EIA báo cáo nhu cầu xăng của Mỹ ở mức cao nhất kể từ tháng 11. Tin này hỗ trợ cho thị trường năng lượng trước kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm cuối tuần – thời điểm bắt đầu mùa lái xe mùa hè ở Mỹ. Tiêu thụ xăng của Mỹ chiếm ~ 9% nhu cầu dầu toàn cầu.
  • Tâm điểm thị trường là cuộc họp ngày 01/06 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+).
  • Nga vượt quá hạn ngạch sản xuất vào tháng 4 vì “lý do kỹ thuật” và sẽ sớm trình lên kế hoạch bù đắp cho sai sót này.
  • Andrew Lipow, chủ tịch của Hiệp hội Dầu Lipow (Houston) cho biết sự suy yếu của giá dầu thô làm tăng khả năng OPEC+ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng ít nhất là cho đến cuối tháng 9.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Giá bạc giảm 3,31% về 30,45 USD/ounce, mức thấp nhất một tuần. Giá bạch kim giảm 1,84% xuống 1.030,4 USD/ounce, đánh dấu phiên giảm thứ 4 liên tiếp.
  • Đầu phiên, giá bạc và giá bạch kim giảm mạnh do yếu tố vĩ mô. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) công bố biên bản cuộc họp lãi suất, cho thấy các quan chức vẫn tỏ ra lo ngại về lạm phát và thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách thắt chặt.
  • Đồng USD tăng giá mạnh sau khi Mỹ công bố dữ liệu kinh tế tích cực, tiếp tục gây sức ép lên giá. Theo S&P Global, hoạt động sản xuất của Mỹ đã mở rộng trở lại với chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất đạt 50,9 điểm trong tháng 5, cao hơn 0,9 điểm so với dự báo. Lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh với chỉ số PMI dịch vụ đạt 54,8 điểm trong tháng 5, cao hơn 3,6 điểm so với dự báo và tăng từ mức 51,3 điểm của tháng 4. 

Kim loại cơ bản

  • Yếu tố vĩ mô gây áp lực lên giá đồng. Đồng COMEX giảm 1,15%.
  • Kể từ tháng 3, yếu tố thúc đẩy đà tăng của giá đồng là rủi ro nguồn cung thắt chặt. Giá đồng đã suy yếu trở lại khi rủi ro này được xoa dịu bớt.
  • Theo Reuters, các công ty khai thác lớn đang đẩy mạnh hoạt động khai thác nhằm gia tăng sản lượng đồng.
  • Giá quặng sắt giảm 2,24% về 119,67 USD/tấn từ mức cao nhất 3 tháng do lo ngại về triển vọng tiêu thụ.
  • Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel), sản lượng thép thô toàn cầu đạt 155,7 triệu tấn trong tháng 4, giảm 5% so cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng của Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép nhất thế giới, đạt 85,9 triệu tấn, giảm 7,2% so cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu thép yếu tại Trung Quốc nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Quặng sắt – đầu vào cho sản xuất thép vì thế cũng trở nên kém lạc quan hơn.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *