NÔNG SẢN
Ngô
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05, giá ngô kỳ hạn tháng 7 tiếp tục đà hồi phục với mức tăng mạnh trong phiên thứ 3 liên tiếp. Trong khi đó, các hợp đồng tháng xa hơn chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ hơn 3 cents. Mặc dù không xuất hiện thêm yếu tố cơ bản mới hỗ trợ đáng kể nhưng lực mua kĩ thuật xuất phát từ nhịp điều chỉnh đã thúc đẩy giá ngô vào phiên tối.
– Sản lượng ethanol trong tuần kết thúc vào ngày 19/O5 giảm nhẹ, với mức trung bình hàng ngày là 983,000 thùng, theo dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA). Đây là tuần thứ năm liên tiếp con số này không đạt được mức tiêu chuẩn 1 triệu thùng mỗi ngày và cho thấy nhu cầu tiêu thụ ngô trong ngành sản xuất ethanol đang chững lại.
– Ngoài ra, về nguồn cung, sản lượng ngô vụ 2 của Brazil dự báo sẽ tăng lên mức kỷ lục 102,4 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, từ mức 97,2 triệu tấn trong ước tính trước đó hồi tháng 03, điều này sẽ cho phép xuất khẩu đạt múc lịch sử, công ty tư vấn Agroconsult cho biết.
Đậu tương
– Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/05, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 07 chỉ hồi phục nhẹ với mức tăng không đáng kể. Tâm lý giằng co đã chiếm ưu thế trên thị trường trong ngày hôm qua khi giá nhìn chung chỉ đi ngang trong khoảng 1316 – 1338. Những thông tin cơ bản trái chiều là nguyên nhân lý giải cho diễn biến giá.
– Các nhà phân tích cho biết, lượng lúa mỳ dồi dào với giá rẻ ở Trung Quốc đang được tiêu thụ rộng rāi trên thị trường thức ăn chăn nuôi nội địa nước này. Điều này dự kiến sẽ làm giảm lượng khô đậu tương được sử dụng và hạ thấp nhu cầu nhập khẩu đậu tương của quốc gia tỷ dân.
– Việc Trung Quốc sử dụng nhiều lúa mỳ hơn sẽ hạn chế nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, do lúa mỳ có hàm lượng protein cao hơn đậu tương. Giá khô đậu tương tại Trung Quốc thời gian gần đây đang tăng trở lại, do tồn kho ở mức thấp. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước này cũng đang có kế hoạch giảm lượng nguyên liệu từ đậu tương để cảt giảm chi phí. Khối lượng sử dụng khô đậu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc có thể bị cắt giảm khoảng 5%, từ đó làm giảm lợi nhuận của các nhà máy ép dầu đậu tương của nước này và hạn chế nhu cầu nhập khẩu đậu tương. Với vị thế là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thể giới, điều này đang gây ra một số lo ngại về nhu cầu.
Lúa mỳ
– Lúa mỳ đóng cửa với mức giảm mạnh về sát vùng hỗ trợ tâm lí 600. Xu hướng chính của lúa mỳ vẫn là giảm mạnh do triển vọng nguồn cung toàn cầu đang gia tăng so với năm ngoái.
Cơ quan giám sát mùa vụ của Liên minh châu Âu (MARS) mới đây đã nâng dự báo năng suất lúa mì mềm của EU trong năm nay, do mưa xuất hiện nhiều hơn trên phần lớn lãnh thổ châu Âu.
KIM LOẠI
– Kết thúc phiên 24/05, bảng giá thị trường kim loại chìm trong sắc đỏ. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạch kim chấm dứt đà tăng 2 phiên liên tiếp sau khi giảm 2,65% xuống 1.029,5 USD/ounce. Giá bạc giảm 1,63% và 0,90%, lần lượt chốt phiên tại mức 23,24 USD/ounce và 1.957,01 USD/ounce.
– Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không chắc chắn, vai trò trú ẩn của kim loại quý có phần thất thế hơn khi nhà đầu tư phân bổ danh mục đầu tư sang nằm giữ tiền mặt với tính thanh khoản và trú ẩn cao.
– Biên bản cuộc họp tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố đêm qua cho thấy Fed vẫn còn bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất. Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết việc chấm dứt chiến dịch tăng lãi suất là không có khả năng. Sau khi biên bản họp được công bố, số nhà đầu tư cho rằng Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6 đã tăng lên 36,4%, từ mức 28,1%, theo công cụ CME FedWatch.
– Đối với nhóm kim loại cơ bản, đồng USD mạnh lên và triển vọng tiêu thụ kém khiến giá các mặt hàng đồng loạt giảm. Giá đồng COMEX giảm 2,54% xuống 3,56 USD/pound, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022.
– Đối với thị trường đồng, trong khi nhu cầu tiêu thụ chưa có dấu hiệu khởi sắc, nguồn cung đồng lại tương đối ổn định.
NĂNG LƯỢNG
– Thị trường dầu thô tiếp tục duy trì được sắc xanh phiên thứ ba liên tiếp với giá dầu thô WTI tăng 1,96% lên 74,34 USD/thùng, và giá dầu thô Brent tăng 1,94% lên 78,23 USD/thùng.
– Giá dầu giảm trong phiên sáng, ngay cả khi Báo cáo của Viện dầu khí Mỹ (API), cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 6,8 triệu thùng trong tuần trước, do tâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư trước việc đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ rơi vào bế tắc.
– Sức bán giảm dần từ phiên chiều, và giá dầu thực sự tăng trở lại nhờ sự hỗ trợ từ báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)
– Báo cáo của ElA cho thấy nhu cầu tiêu thụ của Mỹ tăng mạnh và có thể tiếp tục duy trì trong thời gian tới, khi kỳ nghỉ Lễ Tưởng niệm (Memorial Day) và mùa du lịch cao điểm đang đến gần.
– Trong phiên tối, diễn biến của giá dầu khá giằng co, khi việc đồng USD tăng mạnh và dòng tiền rời khỏi các thị trường đầu tư rủi ro cũng làm gia tăng sức bán đối với mặt hàng dầu thô. Chỉ số Dollar Index tăng lên 103,89 điểm, mức cao nhất trong vòng ba tháng. Tuy nhiên, những lo ngại về nguồn cung sau báo cáo của ElA đã lấn át các yếu tố này, và giúp cho giá dầu duy trì được đà tăng phiên thứ ba liên tiếp.
Bài viết liên quan