NÔNG SẢN
Ngô
- Kết phiên 24/08, ngô đóng cửa với mức giảm không đáng kể với sức ép đến từ số liệu kém khả quan trong báo cáo Xuất khẩu hàng tuần (Export Sales). Lo ngại về nguồn cung hạn chế đà giảm sâu.
- Kết quả ngày 3 của cuộc khảo sát mùa vụ Midwest hàng năm cho thấy tác động nghiêm trọng của khô hạn. Các cánh đồng tại bang Iowa cải thiện đáng kể so với đợt hạn hán năm 2022 nhưng tình trạng thiếu nước và nhiệt độ cao liên tục có thể khiến cây trồng không thể phát triển hoàn thiện. Dự báo thời tiết khô nóng quay trở lại cuối tháng 8, kết quả này càng củng cố triển vọng về nguồn cung năm nay tại Mỹ trở nên thắt chặt hơn và hỗ trợ giá tăng nhẹ trong phiên sáng.
- Báo cáo Export Sales cho thấy kết quả thất vọng ở 2 niên vụ 22/23 và 23/24 khiến giá sụt giảm. Bán hàng ngô niên vụ cũ giảm về mức, thấp hơn dự đoán. 2 tuần nữa, niên vụ mới bắt đầu, tình hình bán hàng thấp như hiện tại đang làm tăng xác suất USDA cắt giảm số liệu xuất khẩu ngô niên vụ 22/23 và kéo theo tồn kho tăng lên trong báo cáo tháng tới. Doanh số bán hàng niên vụ mới giảm xuống 673.499 tấn, từ mức 704.700 tấn của tuần trước đó.
Lúa mì
- Giá lúa mì tháng 9 mở cửa phiên sáng trong sắc xanh nhưng nhanh chóng đảo chiều trong phiên tối, kết phiên với mức giảm mạnh hơn 1% do thị trường chờ đợi những tin tức mới từ khu vực biển Đen sau vụ tấn công mới nhất của Nga tới Ukraine trước đó khiến giá mặt hàng này bật tăng trong phiên hôm trước.
- Hãng tư vấn Agritel dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của Pháp tăng lên ~ 17 triệu tấn trong niên vụ 23/24, so với mức 16,4 triệu tấn trong niên vụ trước, được hỗ trợ bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ với các nước trong khối EU. Pháp là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất EU cho nên nguồn cung tại đây sẽ góp phần gây áp lực lên giá CBOT.
Đậu tương
- Giá đậu tương tháng 11 có phiên khởi sắc thứ 2 liên tục, khi dự báo thời tiết chỉ ra rằng tình trạng khô nóng sẽ kéo dài trên khắp vùng Midwest vào cuối tháng 8. Cuộc khảo sát mùa vụ hàng năm tại Midwest kết thúc ngày thứ 3 với kết quả không khả quan.
- Tại Illinois, đánh giá đậu tương chịu ảnh hưởng nặng bởi hạn hán. Số lượng quả đậu tương trung bình trên diện tích 3×3 foot vuông được ước tính ở mức 1.270,61, tăng nhẹ so với mức 1.249,7 của năm ngoái và mức 1.258,96 trung bình 3 năm. Nhiều quả đậu tương bị xẹp, nhiều cánh đồng vẫn ở giai đoạn phát triển sớm, khiến các chuyên gia lo ngại về năng suất thực tế. Ở Iowa, số lượng quả đậu tương trung bình trên diện tích 3×3 foot vuông ở phía tây bắc Iowa đều cao hơn so với năm ngoái và mức trung bình 3 năm, ở khu vực trung tây và tây nam của bang đều thấp hơn so với 2 mức tham chiếu. Kết quả không tích cực thúc đẩy lực mua.
- Báo cáo Bán hàng xuất khẩu tối qua, Mỹ bán được 164.948 tấn đậu tương niên vụ 22/23 trong tuần 11/08-17/08, tăng 289,8% so với tuần trước. Việc doanh số bán hàng của Mỹ tăng mạnh khi niên vụ 22/23 sắp kết thúc cho thấy nhu cầu đậu tương Mỹ đang ở mức cao, và đã tác động “bullish” lên giá. Khối lượng bán hàng niên vụ 23/24 giảm 13,5% so với một tuần trước, xuống còn 1,22 triệu tấn. Điều đó đã gây sức ép và thu hẹp phần nào đà tăng của giá trong hôm qua.
- Khô đậu tương tăng tới ~ 3 nhờ sự khởi sắc của giá đậu tương, đặc biệt là sau khi giá khô đậu vượt qua ngưỡng tâm lý 400. Dầu đậu tương tháng 12 giảm 1,25% do áp lực bán kỹ thuật.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu biến động giằng co trước khi đóng cửa tăng giá, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp. Rủi ro nguồn cung còn tiềm ẩn khả năng thắt chặt, đã thúc đẩy giá phục hồi nhẹ.
- Giá dầu WTI chốt phiên với mức giá 79,05 USD/thùng sau khi tăng 0,2%. Giá dầu Brent tăng 0,1% lên sát mốc 83 USD/thùng.
- Saudi Arabia có thể sẽ kéo dài chính sách cắt giảm dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày trong tháng 10, trong bối cảnh nguồn cung không chắc chắn.
- Theo Ngân hàng Citigroup, các thành viên chủ chốt của OPEC có thể cần xem xét cắt giảm nguồn cung hơn nữa vì một số quốc gia có hạn ngạch thấp, và các thành viên đang chịu lệnh trừng phạt đã bất ngờ gia tăng sản lượng mạnh mẽ.
- Iran, Iraq, Libya, Nigeria và Venezuela vốn đã phải vật lộn với tình trạng sụt giảm và gián đoạn sản lượng trong vài năm qua sẽ bổ sung thêm ~ 900.000 thùng/ngày vào sản lượng trong năm 2023 và 2024. Điều đó đủ để đáp ứng sự tăng trưởng sắp tới về nhu cầu dầu mỏ. Điều đó gây ra lo ngại về việc cắt giảm sản lượng sâu hơn từ Saudi Arabia, và kéo giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên hôm qua.
- Dự trữ dầu toàn cầu, vốn đã gần mức thấp nhất theo mùa trong 6 năm, đã giảm mạnh trong tháng qua với việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và nhu cầu tăng trở lại bắt đầu ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô.
- Phần lớn mức giảm ở Trung Quốc khi tỷ lệ hoạt động tại các nhà chế biến được thiết lập để đạt kỷ lục trong tháng này, cho thấy nhu cầu dầu thô vẫn khá tích cực.
- Hàng tồn kho của Mỹ cũng đã giảm đều đặn trong nhiều tháng và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022
- Lợi nhuận lọc dầu tại Châu Á đã đạt mức cao nhất trong vòng 13 tháng. Sự cải thiện này phần lớn được thúc đẩy bởi nhu cầu nhiên liệu lọc mạnh hơn trên khắp châu Á khi các nền kinh tế mở cửa sau đại dịch COVID-19, nhu cầu nội địa của Trung Quốc dẫn đầu. Tuy nhiên, sau loạt dữ liệu kinh tế kém sắc, đà tăng có thể bắt đầu mất đà trong các tháng tiếp theo.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạc đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp khi giảm 0,66% xuống 24,23 USD/ounce. Bạch kim nối dài đà tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp khi tăng 0,51% lên 943 USD/ounce, giá vàng cũng tăng 0,16%, chốt phiên tại mức 1.917,43 USD/ounce.
- Thị trường đang hướng về Hội nghị Jackson Hole được tổ chức vào 24 – 26/08, và phát biểu của Chủ tịch Fed, Jerome Powell ngày 25/08, để có thêm manh mối về chính sách tiền tệ của Fed.
- Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ tháng 7 giảm 5,2% (MoM), giảm mạnh hơn dự báo giảm 4%. Dữ liệu quản lý mua hàng (PMI) sản xuất và dịch vụ thấp hơn dự báo, số liệu đang chỉ ra một số sự mất đà trong nền kinh tế Mỹ.
- Tâm lý thận trọng trước cuộc họp cùng với lo ngại Fed tiếp tục tăng lãi suất có thể khiến nền kinh tế chịu sức ép mạnh hơn, nhà đầu tư chuyển dòng tiền sang thị trường kim loại quý với tính trú ẩn an toàn. Tuy vậy, giá bạc không được hỗ trợ do chịu sức ép bởi lực bán kĩ thuật khi giá tiến lên vùng kháng cự quan trọng 24,5 USD/ounce.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp khi giảm 0,98% xuống 3,77 USD/pound.
- Phiên sáng, giá duy trì được đà tăng khi sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe ô tô của Trung Quốc vẫn là điểm sáng đối với triển vọng tiêu thụ đồng. Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc (CPCA), trong 20 ngày đầu tháng 8, doanh số bán lẻ xe du lịch đạt 947.000 chiếc, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá đảo chiều suy yếu vào phiên chiều khi sự trầm lắng của lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn đang là lực cản lớn đối với triển vọng tiêu thụ đồng.
- Đồng USD vẫn neo ở mức cao và lo ngại Fed tiếp tục giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài có đề gây sức ép lên nền kinh tế đã gây áp lực bán mạnh đối với đồng trong phiên tối.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan