Bản tin tổng hợp ngày 27/02/2023.
LÚA MÌ PHỤC HỒI TỪ MỨC THẤP TRONG NĂM TUẦN, NHƯNG NGUỒN CUNG BIỂN ĐEN HẠN CHẾ MỨC TĂNG
Lúa mì CBOT tăng vào thứ Hai với thị trường phục hồi từ mức thấp nhất trong 5 tuần nhờ mua với giá hời, mặc dù kỳ vọng về việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen đã hạn chế giá.
Đậu tương giảm, trong khi ngô tăng cao hơn sau khi thiết lập mức thấp nhất trong sáu tuần vào thứ Sáu.
Điểm tin chính
* Lúa (CBOT) tăng 0,2% lên 7,23-1/4 USD/giạ vào lúc 01h26 GMT, sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 23 tháng 1 ở mức 7,17 USD một giạ vào thứ Sáu.
* Đậu tương giảm 3/4cents xuống còn 15,18-1/2 USD/giạ, trong khi ngô tăng 0,3% lên 6,51-1/4 USD/giạ.
* Sau một năm ngày Nga xâm chiếm nhà sản xuất ngũ cốc lớn Ukraine, các thương nhân phần lớn kỳ vọng vào việc gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dòng nông sản của Ukraine đến với người mua thế giới. Từ đó, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp lúa mì và ngô.
* Tại Pháp, lúa mì Euronext giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng do áp lực cạnh tranh xuất khẩu từ Nga và kỳ vọng hành lang vận chuyển từ Ukraine sẽ tiếp tục.
* Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói chuyện với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan về thỏa thuận này vào thứ Sáu.
* Trên thị trường đậu tương, Hoa Kỳ phải đối mặt với sự cạnh tranh về doanh số xuất khẩu từ nguồn cung cấp rẻ hơn ở Brazil.
* Các nhà đầu cơ lớn đã tăng vị thế mua ròng của họ đối với hợp đồng ngô CBOT trong tuần kết thúc vào ngày 31 tháng 1, dữ liệu quy định được công bố vào thứ Sáu cho thấy.
* Báo cáo cam kết giao dịch hàng tuần của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai cũng cho thấy các nhà giao dịch phi thương mại, một hạng mục bao gồm các quỹ phòng hộ, đã cắt giảm vị thế bán ròng đối với lúa mì CBOT và tăng vị thế mua ròng đối với đậu tương.
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 27/02/2023.
SỨC ÉP VĨ MÔ THÚC ĐẨY LỰC BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG DẦU, NHƯNG RỦI RO NGUỒN CUNG HẠN CHẾ ĐÀ GIẢM CỦA GIÁ
Dầu thô đã trải qua tuần giao dịch ngày 20/02 – 26/02 với các phiên tăng giảm trái chiều, khiến cho mặt hàng này đóng cửa tuần với mức thay đổi không quá mạnh so với tuần trước đó. Cụ thể, dầu WTI giảm 0.3% xuống còn 76.32 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng nhẹ 0.18% lên mức 82.82 USD/thùng. Sức ép vĩ mô và dữ liệu tồn kho Mỹ tăng mạnh đã liên tục gây sức ép tới giá, tuy nhiên một số lo ngại về nguồn cung cũng đã hạn chế lực bán, đặc biệt là trong hai phiên cuối tuần.
Các nhà đầu tư có xu hướng thận trọng hơn đối với việc phân bổ dòng tiền vào thị trường rủi ro trong bối cảnh lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay tăng lãi suất hơn dự kiến trước đây sau loạt dữ liệu cho thấy lạm phát ở nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn còn “nóng”.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE, thước đo lạm phát yêu thích của Fed đã tăng 0.6% trong tháng trước, mức tăng lớn nhất trong 6 tháng, đưa chỉ số này lên mức tăng 5.4% trong 12 tháng tính đến tháng 1 và đều vượt kỳ vọng của thị trường. Điều này làm gia tăng rủi ro lãi suất sẽ còn tăng mạnh, với dự báo của các nhà kinh tế cho rằng mức lãi suất đỉnh có thể chạm 5.6% thay vì mức 5.1% như trước đó. Đây là nguyên nhân đã khiến cho đồng USD tăng giá mạnh mẽ so với các loại tiền tệ khác, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index có tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Dòng tiền rời khỏi thị trường rủi ro, trong đó có dầu thô trước sức ép từ đồng bạc xanh, và lo ngại việc đẩy chi phí vay lên cao có thể làm suy yếu nền kinh tế và hạn chế sức tiêu thụ.
Báo cáo từ Cơ quan quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần qua cũng cho biết tồn kho dầu thô thương mại và tồn kho nhiên liệu chưng cất tại Mỹ tăng lần lượt 7.6 triệu thùng và 2.7 triệu thùng, đều cao hơn so với mức dự báo cũng đã gây áp lực tới giả dầu. Tuy nhiên, tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo về nhu cầu, đã tăng 4.6% lên 20.22 triệu thùng trong tuần trước đã đem lại tín hiệu tích cực hơn và hạn chế đà giảm của giá. PHAN chu kỳ B Bên cạnh đó, một vài rủi ro từ nguồn cung cũng giúp lực mua quay trở lại, đặc biệt là hai phiên cuối tuần. Nga có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu từ các cảng phía tây tới 25% trong tháng 3, vượt quá mức cắt giảm sản lượng 500,000 thùng/ngày đã công bố có thể đẩy nguồn cung rơi vào trạng thái thắt chặt
Trong khi đó, dữ liệu của Công ty dầu khí Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 7 giàn xuống còn 753 giàn trong tuần tính đến ngày 24/02. Như vậy, các công ty năng lượng của Mỹ trong tháng 2 đã cắt giảm số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên nhiều nhất trong một tháng kể từ tháng 6/2020, với số lượng giàn khoan khí đốt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Không chỉ dầu thô, nguồn cung khí đốt cũng thu hẹp hơn đã đẩy giá tăng hơn 8% trong tuần qua lên 2.55 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh. Mới đây, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí Ba Lan PKN Orlen, ông Daniel Obajtek thông báo Nga đã tạm dừng cung cấp dầu cho Ba Lan qua đường ống dẫn Druzhba trong bối cảnh căng thẳng kéo dài tại khu vực Biển Đen, đồng thời cho biết thêm rằng nhà máy lọc dầu Ba Lan sẽ khai thác các nguồn khác để lấp đầy khoảng trống. Trước đó, vào ngày thứ Sáu, Liên minh châu Âu đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 đối với Nga, bao gồm các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với hàng hóa cho mục đích quân sự cũng như các biện pháp hỗ trợ chiến tranh. Rủi ro địa chính trị gia tăng cũng đã kéo giá dầu phục hồi trong phiên cuối tuần, và có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong tuần này.
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 27/02/2023.
GIÁ KIM LOẠI LAO DỐC DO LO NGẠI ÁP LỰC LÃI SUẤT, GIÁ SẮT TIẾP TỤC ĐI NGANG
Thị trường kim loại chìm trong sắc đỏ khi sức ép đến từ đồng USD đè nặng lên giá các mặt hàng. Giá bạch kim giảm 7 tuần liên tiếp về 907.9 USD/pound. Đáng chú ý, giá bạc lao dốc 4.17% về 20.81 USD/ounce, và là mức thấp nhất trong gần 4 tháng.
Giá các mặt hàng kim loại quý tăng nhẹ trong các phiên giao dịch đầu tuần, khi các nhà đầu tư phân bổ vốn vào các loại tài sản an toàn trước sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, sức mua cạn dần từ các phiên giữa tuần bởi những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ.
Biên bản cuộc họp tháng 1 được công bố vào giữa tuần trước cho thấy các quan chức Fed vẫn kiên định với mục tiêu hạ nhiệt lạm phát, và vẫn sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất trong thời gian tới. Điều này đã khiến cho đồng USD hồi phục trở lại. Sức ép bán thực sự đối với thị trường kim loại xuất hiện vào trong phiên cuối tuần, sau khi một thước đo lạm phát quan trọng là Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố bất ngờ tăng trở lại.
Các chỉ số PCE và PCE lõi (loại trừ năng lượng và thực phẩm) đều cao hơn tháng 12 và cả ước tính trước đó. Trong tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) đều tiêu cực hơn so với dự báo, cho thấy áp lực lạm phát vẫn còn, và Fed có thể sẽ duy trì tăng lãi suất. Công cụ theo dõi lãi suất của CME cho thấy có 27% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, và lãi suất có thể chạm đỉnh ở mức 5.25 – 5.50%, cao hơn so với kỳ vọng trước đó là 5.125%. Các thông tin này đã khiến cho đồng USD bật tăng mạnh mẽ lên 105.21 điểm, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 tới nay.
Đà tăng của đồng USD cũng gây áp lực đáng kể lên nhóm kim loại cơ bản. Giá đồng giảm 3.81% trong tuần trước, đánh mất mốc 4 USD/pound, về 3.95 USD. Lập trường cứng rắn của Fed khiến các nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái, và khiến bức tranh tiêu thụ đồng cũng trở nên tiêu cực hơn. Tại Trung Quốc, nhu cầu đối với đồng vẫn yêu, phản ánh qua số liệu tồn kho liên tục tăng. Dự trữ đồng trên Sở Giao dịch Thượng Hải đã chạm mức 139,843 tấn, cao nhất kể từ tháng 6/2021.
Bên cạnh đó, vì được niêm yết trên Sở COMEX tại Mỹ, nên giá đồng cũng phản ứng mạnh hơn với các tin tức và yếu tố dòng tiên liên thị trường tại Mỹ. Giá đồng giảm mạnh trong phiên thứ sáu tuần trước khi mà các nhà đầu tư rút bớt vốn khỏi các thị trường đầu tư tài chính do nhu cầu nắm giữ tiền mặt cao hơn, trong đó có thị trường đồng.
Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 27/02/2023.
Bài viết liên quan