fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 28/08/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

  • Kết tuần 21 – 27/08, giá ngô suy yếu trở lại do áp lực bán kĩ thuật ở vùng kháng cự 500. Giá vẫn đang giằng co khi giá vẫn chưa phá vỡ được mức thấp nhất của tuần trước. Dù nguồn cung toàn cầu dự báo gia tăng nhưng rủi ro về mùa vụ Mỹ vẫn hạn chế đà giảm của giá.
  • Lo ngại nắng nóng cuối hè quay trở lại Midwest cùng với chất lượng cây trồng ở mức thấp đã khiến giá ngô mở cửa với mức gapup mạnh. Cuộc khảo sát mùa vụ hàng năm – Crop Tour 2023 xác nhận những thiệt hại do hạn hán tại Mỹ kéo dài từ giữa tháng 5. Ước tính năng suất ngô Mỹ niên vụ 23/24 sẽ đạt 172 giạ/mẫu, thấp hơn con số 175 giạ/mẫu USDA đưa ra đầu tháng.
  • Sản lượng kỷ lục từ Brazil và hoạt động bán hàng đẩy mạnh góp phần xoa dịu lo ngại về nguồn cung. Lũy kế xuất khẩu ngô trong 3 tuần đầu tháng 8 đạt 5,22 triệu tấn, ~ 373.204 tấn ngô/ngày, cao hơn mức 349.800 tấn/ngày tính tới hết tuần thứ 2 của tháng 8. ANEC dự báo xuất khẩu ngô của Brazil đạt mức kỷ lục 9,39 triệu tấn trong tháng 8, tăng so với mức 9,03 triệu tấn ước tính tuần trước. Áp lực cạnh tranh từ Brazil tạo sức ép lên giá CBOT.
  • Tuần này, khả năng giá ngô sẽ duy trì xu hướng giằng co quanh vùng 500 sau khi kết quả của Crop Tour đã được phản ánh vào giá.

Lúa mì

  • Tín hiệu tích cực về hoạt động xuất khẩu qua khu vực Biển Đen đã tạo sức ép lên giá tuần trước. Tổng thống Nga dự kiến sớm gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ để thỏa thuận về các vấn đề cấp bách sau khi Ankara cố gắng thuyết phục Moscow quay trở lại sáng kiến ngũ cốc biển Đen.
  • Hãng tư vấn Agritel dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của Pháp sẽ tăng lên ~ 17 triệu tấn trong niên vụ 23/24, so với mức 16,4 triệu tấn trong niên vụ trước, được hỗ trợ bởi doanh số bán hàng mạnh mẽ với các nước trong khối EU.
  • Tuần này, giá lúa mì có thể sẽ hồi phục kĩ thuật và có thể hướng lên vùng 650.

Đậu tương

  • Dù suy yếu trong 2 phiên đầu tuần, giá đậu tương tháng 11 nhanh chóng lấy lại đà tăng trong những phiên còn lại, với kết quả cuộc khảo sát mùa vụ tại Midwest không mấy khả quan. Đợt hạn hán tháng 8 đã khiến triển vọng vụ đậu tương năm nay của Mỹ xấu đi, giúp giá tăng 2,55% sau khi kết thúc tuần vừa rồi, vượt khỏi vùng kháng cự quan trọng 1380.
  • Dự báo sản lượng đậu tương năm nay của Mỹ sẽ đạt 4,11 tỷ giạ, với năng suất trung bình là 49,7 giạ/mẫu. Con số trên đều thấp hơn so với các mức 4,205 tỷ giạ và 50,9 giạ/mẫu mà USDA đưa ra trong báo cáo đầu tháng 8. Đây là kết quả của việc nông dân Mỹ giảm diện tích canh tác đậu tương, bất chấp nhu cầu đối với các sản phẩm đậu tương ngày càng tăng cao, đặc biệt là dầu đậu tương để sản xuất nhiên liệu tái tạo.
  • Khô hạn kéo dài kèm nắng nóng gay gắt gần đây gây ảnh hưởng đến quá trình làm đầy hạt của đậu tương và làm giảm năng suất tiềm năng.
  • Nhu cầu quốc tế đối với đậu tương Mỹ tăng cao là yếu tố hỗ trợ giá. Báo cáo Bán hàng xuất khẩu (Export Sales): Mỹ bán được 364.948 tấn đậu tương niên vụ 22/23 trong tuần 11/08-17/08, tăng 289,8% so với tuần trước đó.
  • Tuần này, giá đậu tương có thể hướng lên vùng 1420-1430.
  • Giá khô đậu tương tháng 12 tăng tới 6,68% nhờ triển vọng nhu cầu tích cực. Các nhà xuất khẩu Mỹ đã ký đơn hàng bán 100.000 tấn khô đậu niên vụ 23/24 cho một nước giấu tên.
  • Dầu đậu tương kết tuần trong sắc đỏ, giảm 1,14% do áp lực bán kỹ thuật.
  • Tuần này, giá khô đậu có thể test lại vùng 425.0, dầu đậu có thể giằng co trong vùng 61.5-64.5.

NĂNG LƯỢNG

  • Với 3 phiên giảm giá mạnh vào đầu tuần trước, giá dầu kết tuần trong sắc đỏ và là phiên giảm theo tuần thứ 2 liên tiếp.
  • Giá dầu WTI giảm 1,03%, đánh mất mốc 80 USD/thùng, chốt tuần với mức giá 79,83 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 0,49% xuống còn 83,95 USD/thùng.
  • Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với với việc bán dầu của Iran. Tehran đã khôi phục sản lượng lên mức cao nhất kể từ khi lệnh cấm có hiệu lực cách đây 5 năm. Sản lượng dầu thô của Iran sẽ đạt 3,4 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 9, đồng nghĩa với việc Iran sẽ bổ sung ~ 0,6 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường.
  • Trung Quốc sẽ nhận ~ 1,5 triệu thùng/ ngày từ Iran trong tháng 8, cao hơn nhiều so với mức trung bình 917.000 thùng/ngày trong 7 tháng đầu năm và sẽ là mức cao nhất kể từ năm 2013.
  • Cuộc đàm phán Mỹ – Venezuela để tạm thời nới lỏng các lệnh trừng phạt, có thể thúc đẩy sản lượng của Venezuela lên mức 1,1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2024, hầu hết các thùng dầu được vận chuyển tới Mỹ. Việc tăng sản lượng ở Venezuela, hiện đang bơm ~ 800.000 thùng/ngày, sẽ làm giảm tác động thắt chặt trên thị trường do sự can thiệp của Saudi Arabia và Nga.
  • Nguồn cung có dấu hiệu được bổ sung, đã liên túc gây sức ép cho giá dầu, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức và Mỹ dần bước vào giai đoạn cuối của mùa tiêu thụ cao điểm càng hạn chế sức tiêu thụ.
  • Vụ cháy tại nhà máy lọc dầu lớn thứ 3 của Mỹ, Marathon Petroleum ở Louisiana, với công suất 596.000 thùng/ngày xảy ra vào 25/08, đã kéo giá dầu phục hồi trở lại. Một số hoạt động xử lý nhiên liệu vẫn tạm ngừng do lực lượng cứu hỏa phải đối mặt với các đám cháy và khói. Họ đang đánh giá khả năng hoạt động trở lại của các đơn vị bị ảnh hưởng, nhưng không cho biết khi nào điều đó có thể xảy ra.
  • Hãng dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ tiếp tục giảm 10 xuống 632 giàn đang hoạt động trong tuần kết thúc ngày 25/08, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022. Điều này góp phần thu hẹp đà giảm của giá dầu.

KIM LOẠI

Kim loại quý

  • Bạc tăng 6,60% lên 24,23 USD/ounce, bạch kim tăng 3,63% lên 948,3 USD/ounce. Vàng tăng 1,39% lên 1.914,53 USD/ounce.
  • Đồng USD suy yếu trong một vài phiên trong tuần qua đã góp phần cải thiện sức mua bạc và bạch kim. Giá cũng tăng nhờ tâm lý “bắt đáy” sau một thời gian dài liên tiếp giảm.
  • Bạc tăng giá mạnh bởi nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng bạc tháng 6 của Mexico, quốc gia sản xuất bạc lớn nhất thế giới, đạt 302.180 kg, giảm 11% so với tháng 5 và là mức thấp nhất trong gần 2 năm trở lại đây.

Kim loại cơ bản

  • Đồng COMEX chấm dứt chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp khi phục hồi 1,51% lên mức 3,76 USD/pound.
  • Yếu tố chính hỗ trợ giá là kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng mạnh trong tháng 9 và 10. Đây là những tháng vàng trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới. Việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thông báo hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm xuống 3,45% từ mức 3,55% nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế, đã giúp vực dậy tâm lý nhà đầu tư sau loạt dữ liệu kinh tế yếu kém.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *