NÔNG SẢN
Ngô
- Giá ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ đầu 2021.
- (Reuters) Nhà Trắng đang trì hoãn việc cho phép bán hỗn hợp xăng có hàm lượng pha trộn ethanol cao hơn, do ngành dầu mỏ Mỹ đã cảnh báo rằng động thái này có thể gây ra sự gián đoạn nguồn cung trong khu vực và làm giá tăng đột biến. Sự trì hoãn có thể khiến nhu cầu tiêu thụ nội địa của Mỹ sụt giảm, tạo sức ép lên giá
Lúa mì
- Giá lao dốc ~3% trước những số liệu kém khả quan trong báo cáo Export Inspections tối qua. Giao hàng lúa mì tuần kết thúc ngày 23/11 chỉ đạt 276,585 tấn, giảm so với tuần trước đó, khiến tỷ lệ giao lúa mì từ đầu niên vụ thấp hơn đáng kể so với cùng kì năm ngoái, gây lo ngại về hoạt động xuất khẩu của Mỹ.
Đậu tương
- Bên bán và mua vẫn đang cân khá cân bằng do tác động trái chiều của thông tin liên quan đến nguồn cung tại Châu Mỹ.
- Brazil, tiến độ trồng đậu tương niên vụ 23/24 chỉ đạt 74% kế hoạch, tốc độ chậm nhất kể từ niên vụ 15/16. HEDGEpoint hạ dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 xuống còn 160,1 triệu tấn, từ 162,3 triệu, củng cố rủi ro liên quan đến nguồn cung thắt chặt hơn tại quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới, tác động “bullish” đến giá đậu tương và khô đậu
- Khối lượng giao hàng đậu tương Mỹ ghi nhận tuần thứ 3 liên tiếp sụt giảm phản ánh tình hình xuất khẩu có dấu hiệu chững lại trước bối cảnh Mỹ đang trong giai đoạn bán hàng cao điểm, thúc đẩy lực bán đối với đậu tương phiên tối.
NĂNG LƯỢNG
- Giá dầu suy yếu khi Saudi Arabia và các thành viên khác trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bất đồng quan điểm về hạn ngạch sản xuất.
- Dầu WTI ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 0,9% xuống 74,86 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa tại 79,98 USD/thùng, giảm 0,7% so với phiên trước.
- Saudi Arabia, quốc gia đơn phương cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7, yêu cầu các nước khác trong OPEC+ giảm hạn ngạch sản xuất, vấp phải sự phản đối từ một số thành viên.
- Iraq, Nga và Kazakhstan liên tục tăng sản lượng và vượt hạn ngạch. Việc cắt giảm của các thành viên châu Phi tương đối khó bởi hạn ngạch đã bị điều chỉnh xuống thấp. UAE khó chấp nhận giảm sản lượng, do đã đấu tranh trong cuộc họp tháng 6 nhằm nâng hạn ngạch thêm 200.000 thùng/ngày năm 2024. Sự bất đồng giữa các thành viên OPEC+ làm giảm khả năng cắt giảm sản xuất sâu hơn, gây sức ép lên giá dầu.
- Việc Iraq nỗ lực nối lại xuất khẩu dầu phía Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ, bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Các quan chức dầu mỏ Iraq sẽ gặp các đại diện công ty dầu mỏ quốc tế, và chính quyền Kurdistan vào tháng 1, thảo luận về thay đổi hợp đồng.
- Rủi ro nguồn cung gián đoạn do yếu tố địa chính trị giảm bớt khi Qatar cho biết lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Israel và Hamas ở Gaza đã được kéo dài thêm 2 ngày sau 7 tuần giao tranh.
KIM LOẠI
Kim loại quý
- Bạc tăng 1,4% lên 24,68 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Vàng vẫn duy trì trên mốc 2.000 USD/ounce, kết phiên tăng 0,58% lên 2.013,64 USD/ounce. Bạch kim giảm 1,46% về 923,2 USD/ounce.
- Giá được hỗ trợ bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tạm ngừng tăng lãi suất vào tháng 12. Đồng USD neo ở mức thấp nhất trong vòng 3 tháng cũng thúc đẩy dòng tiền chảy vào thị trường kim loại quý – vốn nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ.
- Bạch kim quay đầu suy yếu và xóa bỏ hoàn toàn mức tăng của phiên cuối tuần trước, do những lo ngại về gián đoạn nguồn cung tại Nam Phi được xoa dịu.
- Nam Phi, quốc gia khai thác bạch kim lớn nhất thế giới, hứng chịu đợt cắt điện sâu nhất trong nhiều tháng sau khi thực hiện quá trình giảm phụ tải điện giai đoạn 6, dấy lên lo ngại rằng hoạt động khai thác bạch kim bị gián đoạn. Vào Chủ nhật, phía công ty điện lực nhà nước Eskom cho biết việc cắt điện sẽ được chuyển từ giai đoạn 6 sang giai đoạn thấp hơn trong tuần này, do phía công ty đã bổ sung thêm nguồn điện dự trữ khẩn cấp.
Kim loại cơ bản
- Đồng COMEX giảm 0,82%, dừng chân tại 3,75 USD/pound. Quặng sắt cũng suy yếu 0,87%, chốt phiên tại 132,69 USD/tấn.
- Phiên sáng, đồng và quặng sắt chịu áp lực bán mạnh do tâm lý thị trường trở nên bi quan sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế tiêu cực. Lợi nhuận công nghiệp tháng 10 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thu hẹp đáng kể so với mức tăng 11,9% của tháng 9 và mức tăng 17,2% của tháng 8.
- Quặng sắt, nhà đầu tư thận trọng trong việc mở vị thế mua mới, do cơ quan quản lý tại Trung Quốc liên tục cảnh báo họ sẽ tăng cường giám sát trên thị trường quặng sắt để phòng chống tích trữ và đầu cơ.
- Niken tiếp tục giảm và neo ở mức thấp nhất trong 3 năm, do tình trạng dư thừa nguồn cung. UBS dự báo thị trường niken sẽ dư thừa 201.000 tấn trong 2023, tăng gần gấp 2 so với mức 105.000 tấn trong dự báo trước.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan