fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 31/01/2023

Bản tin tổng hợp ngày 31/01/2023.

ĐẬU TƯƠNG TĂNG DO ARGENTINA TIẾP TỤC ĐỐI MẶT VỚI HẠN HÁN

Đậu tương và khô đậu tương tăng lên mức cao nhất trong ngày kể từ ngày 18/01, lần lượt tăng 1,7% và 2,8%. Dầu đậu tương tăng 1,7%, cao nhất kể từ ngày 12/01. Ngô giảm ngay dù Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo xuất khẩu 112.000 tấn ngô sang Nhật Bản. Lúa mì biến động nhẹ.

World Weather Inc. dự báo tình trạng tuyết rơi trước khi nhiệt độ trung tâm Hoa Kỳ giảm thấp, ảnh hưởng tới lúa mì vụ mùa đông của nước này. Mặc dù không thể loại trừ khả năng cây trồng chết hoặc thiệt hại do giá lạnh, tác động của tình trạng thời tiết lên lúa mì được dự đoán không quá nghiêm trọng.

Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, diện tích trồng lúa mì lớn hơn mức trung bình và nhiều nông dân sử dụng các giống năng suất cao ở Punjab, Haryana và Madhya Pradesh, dự kiến sẽ mang lại một vụ lúa mì bội thu vào năm 2023-24. Sản lượng được kì vọng đạt mức kỷ lục 112,0 triệu tấn (so với 106,8 triệu tấn trong năm trước).

World Weather Inc. cho biết “Mưa tuần này ở miền Tây và miền Nam Argentina sẽ duy trì môi trường tốt hơn cho sự phát triển và cải thiện cây trồng mùa hè; tuy nhiên, sau Thứ Năm và kéo dài đến giữa tuần tới, tình trạng khô hạn trên toàn quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng về độ ẩm cho một số khu vực. Lượng mưa sẽ tăng lên vào giữa tháng Hai.”

Hạn hán kéo dài có thể hạn chế sản xuất và thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà cung cấp khác bao gồm cả Mỹ. AgResource cho biết: “Mối lo ngại về hạn hán ở Argentina vẫn tồn tại ngay cả sau hai đợt mưa lớn đã khôi phục độ ẩm của lớp đất mặt,”.

Về phía cầu, triển vọng đã được cải thiện khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần mà không có các hạn chế về Covid-19.

Theo AgRural, vụ thu hoạch đậu tương của Brazil đã tăng 3% lên 5% tính đến thứ Năm tuần trước. Việc trồng ngô được báo cáo là hoàn thành 5%, so với tiến độ 14% vào cùng kỳ năm ngoái.

(Nguồn: Bloomberg)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/01/2023.

GIÁ DẦU GIẢM DO SỨC ÉP TỪ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ CÙNG VỚI NỖI LO NGUỒN CUNG ĐÃ DỊU ĐI

Sắc đó tiếp tục được duy trì ở thị trường dầu thô trước sức ép từ đồng USD và những lo ngại chung của các nhà đầu tư về nền kinh tế toàn cầu. Kết thúc phiên 30/01, giá dầu thô WTI giảm 2,23% về 77,90 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent giảm 1,23% về 85,59 USD/thùng.

Giá dầu thô bật tăng ngay từ khi mở cửa, khi đây là phiên giao dịch đầu tiên đánh dấu sự quay lại của các nhà giao dịch Trung Quốc sau một tuần nghỉ là Tết Nguyên Đán. Sức mua gia tăng khi thị trường đón nhận các số liệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang được cải thiện. Bộ Văn hóa và Du lịch cũng thống kê được nhiều hơn 300 triệu chuyến đi đã được thực hiện trong những ngày lễ.

Hy vọng về sự gia tăng nhu cầu của Trung Quốc đã thúc đẩy giá dầu từ đầu năm đến nay, tuy nhiên, phần lớn những kỳ vọng này đã phản ánh hết vào giá nên tin tức này không đủ để giúp thị trường chống đỡ đợt giảm giá của phiên hôm qua. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có quyết định lãi suất trong tuần này và dù mức tăng đang được dự đoán là 25 điểm cơ bản, nhưng đồng USD vẫn hồi phục, với chỉ số Dollar Index tăng lên 102.xx điểm.

Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư đang có tâm lý thận trọng hơn, và tiến hành dịch chuyển dòng vốn ra khỏi các thị trường đầu tư rủi ro như thị trường chứng khoán, thị trường tiền điện tử và cả thị trường dầu.

Bên cạnh đó, thị trường cũng chịu áp lực từ các dấu hiệu cho thấy nguồn cung mạnh mẽ của Nga bất chấp lệnh cấm của Liên minh châu Âu và giới hạn giá mà khối G7 áp dụng.

Xuất khẩu dầu thô của Nga đã phục hồi trong tuần trước, tăng 480.000 thùng/ngày, tương đương 16%, lên 3,6 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 27/01. Phần lớn khối lượng này được di chuyển đến châu Á, với các khách hàng chính là Trung Quốc. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng những chuyến hàng trên các tàu chưa có điểm đến cuối cùng đã tăng lên mức cao mới là 3,03 triệu thùng/ngày.

Theo Reuters, Saudi Arabia có thể giảm giá các loại dầu thô bán sang châu Á tháng thứ tư liên tiếp. Động thái này gián tiếp phản đối sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ, khi mà nhà sản xuất đầu hàng đầu thế giới phải hạ giá bán dầu để cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.

Trong sáng này, Trung Quốc sẽ công bố các số liệu kinh tế của tháng 1, với thông tin được quan tâm nhất là Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và phi sản xuất. Nếu số liệu PMI tiêu cực, sức ép bán sẽ tiếp tục được gia tăng trên thị trường đầu.

(Nguồn: MXV)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/01/2023.

ĐỒNG USD MẠNH LÊN GÂY SỨC ÉP TỚI GIÁ KIM LOẠI, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THẬN TRỌNG TRƯỚC THỀM CUỘC HỌP LÃI SUẤT

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/01, mặc dù kim loại quý đóng cửa trong sắc xanh nhưng lực bán chiếm ưu thế rõ rệt vào cuối phiên. Giá vàng giảm 0,25% xuống 1922,52 USD/ounce. Bạc và bạch kim tăng nhẹ ở các mức lần lượt là 0,47% lên 23,73 USD/ounce và 0,37% lên 1020,6 USD/ounce.

Các nhà đầu tư đang cho thấy tâm lý thận trọng trước thềm công bố hàng loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng, với tâm điểm lớn nhất vẫn là cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Phần lớn các ý kiến đều đang kỳ vọng rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại kỳ họp lần này. Mặc dù các mức tăng sẽ chậm lại, song sự không chắc chắn về mức đỉnh sẽ là bao nhiêu, và Fed liệu có giữ lãi suất ở mức cao lâu đến mức gây ra một cuộc suy thoái không đã thúc đẩy nhu cầu nắm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao. Đồng Dollar Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đã hạn chế sức mua trên thị trường bạc cũng như bạch kim và thu hẹp đà tăng của hai mặt hàng này, đặc biệt là vào cuối phiên. Giá vàng gặp áp lực rõ rệt nhất do có biến động nhạy cảm nhất với lãi suất và đồng USD, sau đó sẽ là bạc và cuối cùng là bạch kim.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục gặp sức ép khi vẫn thiếu vàng thông tin từ chất xúc tác quan trọng là thị trường tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc, đóng của giảm 0,49% xuống 4,20 USD/pound. Tồn kho đồng tại quốc gia này vẫn đang có xu hướng tăng mạnh như thường lệ trong kỳ nghỉ Lễ. Phí bảo hiểm Yangshan, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về nhu cầu nhập khẩu giao ngay của Trung Quốc, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng. Tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 06/2021, đạt 101.507 tấn và điều này khiến cho giá đồng tạm thời gặp áp lực trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, kỳ vọng nhu cầu bùng nổ tại quốc gia này được đánh giá là sẽ còn thúc đẩy lực mua hơn nữa, nhất là trong bối cảnh nguồn cung đối diện với nguy cơ bị thiếu hụt. Tồn kho tại khu kho ngoại quan của Thượng Hải đã tăng từ 20.400 tấn trong tháng 11 lên 82.000 tấn, nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức 200.000 tấn vào cũng kỳ năm ngoái và mức 350.000 tấn năm 2021.

Giá quặng sắt phục hồi tích cực với mức tăng 1,34% lên 128,76 USD/tấn. Vào cuối tuần qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết sẽ triển khai 3 công cụ cho vay để tăng cường hỗ trợ các lĩnh vực mục tiêu của nền kinh tế. Nhu cầu cho đầu tư xây dựng, thúc đẩy cơ sở hạ tầng lạc quan hơn đã hỗ trợ cho giá sắt thép.

(Nguồn: MXV)

Quý nhà đầu tư tham khảo phân tích kỹ thuật của thị trường tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/01/2023.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *