fbpx

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG NGÀY 31/05/2023

 

NÔNG SẢN

Ngô

– Thị trường nông sản đồng loạt suy yếu mạnh khi quay trở lại giao dịch sau phiên nghỉ lễ đầu tuần này. Giá ngô quay đầu từ mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua và giảm xuống dưới vùng kháng cự tâm lí 600. Kỳ vọng về nguồn cung toàn cầu gia tăng là yếu tố chính vẫn đang tạo áp lực và duy trì xu hướng giảm trung hạn của giá mặt hàng này.

– Dự báo thời tiết tại Mỹ cho thấy khô nóng tại khu vực Midwest, nơi gieo trồng ngô chính mặc dù chỉ ghi nhận một vài cơn mưa rải rác nhưng ảnh hưởng tới mùa vụ cũng không quá nghiêm trọng. Đây cũng không phải những khung thời tiết bất thường trong giai đoạn bắt đầu mùa hè tại nước này nên giá đã chịu sức ép sau tuần tăng vọt trước đó.

– Báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) trong tuần kết thúc ngày 25/05 cho thấy, khối lượng ngô Mỹ được thông quan và xuất khẩu đã đạt 1.313.411 tấn, gần tương đương với số liệu trong báo cáo trước và cũng nằm trong dự đoán của thị trường nên tác động đối với giá là không đáng kể.

Lúa mỳ

– Giá lúa mỳ lao dốc khi bước vào phiên tối và đóng cửa với mức sụt giảm tới hơn 4%. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất của giá mặt hàng này trong 6 tháng qua và khiến lúa mỳ hiện đang rẻ hơn so với ngô. Thời tiết tại Mỹ cải thiện cũng là nguyên nhân chính lý giải cho diễn biến giá.

– Các khu vực của Đồng bằng Nam Bộ sẽ có lượng mưa nhiều nhất trong thời gian này. Đây sẽ là tín hiệu tốt đối với lúa mì vụ đông sau thời gian đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng do hạn hán kéo dài. Ngoài ra, giao hàng lúa mỳ của Mỹ trong tuần cũng chỉ đạt mức 382.031 tấn, thấp hơn so với khối lượng xuất khẩu trong tuần trước. Không những triển vọng nguồn cung cải thiện, số liệu về nhu cầu suy yếu cũng góp phần tạo sức ép tới giá lúa mỳ trong phiên hôm qua.

Đậu tương

– Mở cửa giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ dài, giá đậu tương quay đầu giảm mạnh. Đà suy yếu được duy trì trong suốt phiên hôm qua và giá đóng cửa với mức giảm lên tới hơn 40 cent. Với những diễn biến tích cực của mùa vụ mới tại Mỹ, cũng như triển vọng xuất khẩu khả quan của Brazil trong năm nay, phe bán đã hoàn toàn áp đảo đối với đậu tương trong hôm qua.

– Triển vọng xuất khẩu khả quan hơn của Brazil đã tác động “bearish” mạnh lên giá đậu tương trong hôm qua.

– Trong báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export lInspections) được công bố đêm qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết nước này đã giao được 239,736 tấn đậu tương trong tuần 19/05-25/05, tăng nhẹ so với mức 166,590 của một tuần trước đó, nhưng vẫn nằm trong khoảng dự đoán của thị trường. Do đó, số liệu trong báo cáo hôm qua hầu như không thể giúp kìm hãm đà giảm mạnh của giá đậu tương.

KIM LOẠI

– Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/05, thị trường kim loại diễn biến phân hóa. Đối với nhóm kim loại quý, vàng là mặt hàng duy nhất tăng giá với mức tăng 0,84% lên 1.959,14 USD/ounce. Giá bạc và bạch kim giảm 0,52% và 0,60%, lần lượt chốt phiên tại 23,23 USD/ounce và 1.021,9 USD/ounce.

– Tâm điểm của thị trường hiện tại vẫn là các tin tức xoay quanh thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ. Mặc dù thỏa thuận có thể ngăn được khung hoảng vỡ nợ nghiêm trọng, tuy nhiên việc đặt ra giới hạn chi tiêu có thể tạo thêm sức ép cho nền kinh tế Mỹ. Cụ thể, chi tiêu Chính phủ đóng góp gần 30% vào tăng trưởng GDP của Mỹ. Do đó, nếu dự luật hạn chế chi tiêu được thông qua, điều này có thể làm giảm 0,5% trong tổng GDP của quý Ill và quý IV năm nay, theo Bloomberg.

– Điều này làm gia tăng nguy cơ suy thoái tại Mỹ và thúc đẩy nhà đầu tư nắm giữ kim loại quý. Bạc và bạch kim nhận được lực mua tích cực trong phiên sáng nhờ vai trò trú ẩn. Tuy nhiên, tới phiên tối, đồng USD bật tăng trở lại khiến hai mặt hàng chịu sức ép.

NĂNG LƯỢNG

– Lo ngại xoay quanh vấn đề trần nợ công của Mỹ tiếp tục gây áp lực tới thị trường tài chính trong phiên ngày 30/05, kéo giá của cả 2 mặt hàng dầu WTI và Brent đều sụt giảm hơn 4%. Cụ thể, giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng sau khi giảm 4,42%, dầu Brent giảm mạnh 4,25% xuống còn 73,71 USD/thùng.

– Thời hạn nợ gần trùng với cuộc họp ngày 4/6 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), với những tín hiệu trái chiều từ các quan chức trong nhóm về kế hoạch sản lượng sắp tới.

– Dòng chảy dầu thô nhìn chung vẫn duy trì mức cao ổn định, cao hơn 1,4 triệu thùng/ngày so với cuối năm ngoái và cao hơn 270.000 thùng/ngày so với cuối tháng 2. Nguồn cung dồi dào của Nga làm gia tăng sức ép bán trên thị trường dầu thô.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *