Tổng hợp tin tức ngày 03/03/2023.
- Vĩ mô:
Chỉ số giá tiêu dùng của EU trong tháng 2 tăng lên 8,5%, cao hơn dự báo tăng 8,2% của các nhà kinh tế. Thị trường dự đoán NHTW châu Âu (ECB) sẽ nâng lãi suất lên mức cao nhất là 4%.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước tiếp tục thấp hơn dự báo, làm dấy lên lo ngại Fed sẽ đưa mức đỉnh lãi suất lên tới 5,5% – 5,75%. Tuy nhiên, phát ngôn của chủ tịch Fed Atlanta cho rằng Fed nên duy trì mức tăng lãi suất 1/4 điểm phần trăm “ổn định” trong nỗ lực tránh suy thoái kinh tế đã xoa dịu thị trường.
Nhận định: Thị trường lo ngại tình trạng lạm phát tại EU và Mỹ khiến ECB và Fed có các chính sách tăng lãi suất mạnh mẽ để thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, phát biểu của chủ tịch Fed Atlanta đã làm vơi đi một phần lo ngại, có thể khiến đồng USD hạ nhiệt và hỗ trợ nhẹ cho giá hàng hóa.
- Năng lượng:
Nga sẽ có thể duy trì sản lượng dầu bằng với mức trước xung đột tại Biển Đen là 10,8 triệu thùng/ngày nhờ nhu cầu ổn định tại Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cho biết Nga sẽ gặp khó khăn trong việc đưa sản lượng quay trở lại mức cao nhất trước đại dịch là 11,3 triệu thùng/ngày.
Nhận định: Việc sản lượng dầu của Nga được duy trì ổn định dù chịu các biện pháp trừng phạt từ EU, tồn kho dầu Mỹ tăng khiến thị trường lo ngại về việc dư cung, tạo áp lực lên giá dầu.
- Kim loại:
Tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc khi doanh số bán nhà mới ở Vũ Hán trong tháng 02 đạt mức cao nhất trong vòng 17 năm trở lại đây. Tồn kho đồng tại các thị trường lớn của Trung Quốc sụt giảm trong tuần này. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ đồng đang có dấu hiệu phục hồi.
Thị trường hướng sự chú ý tới Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc hàng năm được khai mạc vào cuối tuần này, trong đó Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm nhiều chính sách kích thích kinh tế mới.
Nhận định: Triển vọng tiêu thụ đồng tại Trung Quốc tăng sẽ hỗ trợ cho giá đồng.
- Nông sản:
Thỏa thuận Biển Đen chưa được gia hạn và các cuộc đàm phán dường như không diễn ra suôn sẻ. Nga đã cáo buộc phương Tây đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến thỏa thuận thương mại Biển Đen và cho biết sẽ chỉ gia hạn thỏa thuận nếu thỏa thuận đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuất nông nghiệp Nga.
Sở giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cho biết họ có thể sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng đậu tương niên vụ 2022/23 của Argentina do ảnh hưởng của hạn hán và sương giá trong thời gian gần đây. Tỷ lệ đậu tương đạt chất lượng tốt và tuyệt vời tiếp tục giảm xuống còn chỉ 2% diện tích, thấp hơn nhiều so với mức 25% trong cùng kỳ niên vụ trước.
Dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ sẽ ở mức trên trung bình trong 7 ngày tới với lượng mưa không đều và khan hiếm trên các vùng nông nghiệp chính của Argentina, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán.
Nhận định: Tiếp tục hạ triển vọng vụ mùa đậu tương và dự báo thời tiết không thuận lợi cho cây trồng sẽ tạo đà tăng cho giá đậu tương.
Bán hàng ngô trong tuần của Mỹ chỉ đạt gần 600.000 tấn, giảm hơn 200.000 tấn so với tuần trước, cho thấy nhu cầu nhập khẩu ngô Mỹ không đạt được phần lớn kỳ vọng của thị trường. Nếu tính hình này tiếp tục kéo dài đến giai đoạn thu hoạch cao điểm vụ 2 của Brazil thì ngô CBOT sẽ nhận áp lực cạnh tranh lớn hơn nhiều so với giai đoạn hiện tại.
BAGE cho biết việc thiếu mưa trầm trọng ở Argentina đang tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của ngô trong giai đoạn phát triển cuối cùng. Hiện sản lượng đang được dự báo ở mức 41 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu là 50 triệu tấn. Khoảng 6% ngô niên vụ 2022/23 của Argentina đang được đánh giá đạt chất lượng tốt và tuyệt vời, là mức đánh giá thấp nhất trong cả niên vụ.
Nhận định: Vụ mùa ngô Argentina kém khả quan sẽ tạo đà tăng cho giá ngô, tuy nhiên doanh số xuất khẩu ngô Mỹ thấp sẽ hạn chế đà tăng của giá ngô.
Bài viết liên quan