Tổng hợp tin tức ngày 13/03/2023.
- Vĩ mô:
Tập đoàn tài chính SVB phải đóng cửa do những rắc rối về thanh khoản, đánh dấu vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ năm 2008. Fed phát đi các tín hiệu nhằm trấn an thị trường.
Trong tuần này, tâm điểm của thị trường sẽ hướng về dữ liệu lạm phát của Mỹ, cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Nhận định: Nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ hỗ trợ thị trường bằng cách tăng lãi suất chậm lại. Đồng USD dự báo sẽ sớm hạ nhiệt, hỗ trợ giá cho hàng hóa được mua bán bằng đồng bảng xanh.
- Kim loại:
Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ đồng đang dần phục hồi. Tồn kho đồng trên Sở Giao dịch Thượng Hải đã giảm tuần thứ hai liên tiếp đạt, mức thấp nhất kể từ ngày 20/01. Mức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, các đơn đặt hàng của các công ty hạ nguồn đã bắt đầu tăng lên.
Nhận định: Triển vọng tiêu thụ tích cực tại Trung Quốc và tin tức vĩ mô có thể là yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của giá đồng.
- Năng lượng:
Các nhà sản xuất dầu vẫn đang đặt kỳ vọng tích cực về việc nhu cầu tiêu thụ dầu của châu Á sẽ giúp phục hồi giá dầu, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay. Saudi Arabia cho biết nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt kỷ lục vào cuối năm nay, trong khi có quá ít sự đầu tư vào sản xuất dầu, có thể sẽ dẫn tới một thị trường thắt chặt và thúc đẩy giá.
Nhận định: Giá dầu có thể tăng trong dài hạn do lo ngại thắt chặt nguồn cung và tăng trong ngắn hạn do yếu tố vĩ mô hỗ trợ.
- Nông sản:
Theo dự báo thời tiết, ngoài khung 10 ngày tới, lượng mưa rất lớn sẽ quay trở lại và bổ sung độ ẩm cần thiết cho các khu vực sản xuất nông nghiệp chính tại Argentina. Điều này sẽ là tín hiệu tích cực đối với đậu tương trồng muộn.
Nhận định: Tin tức về tình hình thời tiết tích cực tại Argentina có thể gây áp lực lên giá đậu tương.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những quan điểm trái chiều về tương lai của thỏa thuận ngũ cốc. Nga bày tỏ quan điểm cứng rắn, chỉ đồng ý tiếp tục tham gia thỏa thuận một khi các rào cản đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của nước này được giải quyết.
Nguồn cung lúa mì toàn cầu được nới lỏng nhờ các nước sản xuất lớn Canada, Mỹ, Australia và Nga đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp Nga hạ thuế xuất khẩu lúa mì áp dụng trong tuần 15/03-21/03.
Nhận định: Lo ngại về khả năng gia hạn của thỏa thuận Biển Đen và nguồn cung lúa mì nới lỏng khiến giá lúa mì diễn biến giằng co.
Bài viết liên quan