Tổng hợp tin tức ngày 22/03/2023.
- Vĩ mô:
CPI tháng 2 tại Anh tăng 10.4% so với cùng kỳ năm ngoài, cao hơn tháng trước ở mức 10.1% và trái với kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt của thị trường, làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BOE)sẽ tăng ít nhất 25 điểm cơ bản vào lãi suất.
Nhận định: Thông tin này có thể gây áp lực đối với giá năng lượng và kim loại do lo ngại lãi suất tăng sẽ gây sức ép tới nền kinh tế.
- Năng lượng:
G7 tạm thời chưa sửa đổi mức giá trần đối với dầu thô bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng.
Các cuộc đình công khắp khu vực hạ nguồn dầu mỏ của Pháp cản trở hoạt động giao dầu thô cho các nhà máy lọc dầu, gây lo ngại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Pháp sẽ ngừng hoạt động, khiến gián đoạn nguồn cung. Tuy nhiên thông tin này có thể ít gây ảnh hưởng tới giá dầu trong dài hạn.
Nhận định: Dòng chảy dầu từ Nga vẫn được đảm bảo cùng áp lực từ nền kinh tế Anh sẽ khiến giá dầu giảm.
- Kim loại:
Tổng khối lượng hàng tồn kho trên ba Sở Giao dịch (Sở COMEX, Sở LME và Sở Thượng Hải) giảm thấp, trong đó, dự trữ đồng trên Sở COMEX có nguy cơ cạn kiệt với chưa đầy 15.000 tấn, đạt mức tồn kho thấp nhất kể từ tháng 3/2014.
Nhận định: Tồn kho thấp cho thấy triển vọng tiêu thụ đồng tăng, hỗ trợ đà tăng của giá đồng.
- Nông sản:
Thời tiết tại Argentina có nhiều chuyển biến tích cực kể từ tuần này khi hiện tượng La Nina chấm dứt, kỳ vọng giúp cho ngô trồng muộn khởi sắc trong chất lượng.
Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu ngô Mỹ trong bối cảnh xuất khẩu ngô tại Ukraine và Brazil sụt giảm.
Nhận định: Mỹ tăng xuất khẩu ngô sang Trung Quốc sẽ hỗ trợ giá ngô trong ngắn hạn.
Tại Brazil, hoạt động xuất khẩu đậu tương dự kiến sẽ có cải thiện khi thời tiết khô ráo trở lại, nhờ chấm dứt gián đoạn trong vận chuyển hàng hóa tại hai cảng biến Paranagua và Santo và ngừng tình trạng sạt là đất, chặn một số tuyến đường cao tốc.
Nhận định: Cải thiện trong điều kiện xuất khẩu đậu tương Brazil sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá đậu tương Mỹ.
Nga dự báo sản lượng lúa mì sẽ đạt khoảng 80-85 triệu tấn, thấp hơn năm 2022. Tuy nhiên, tồn kho lúa mì của nước này đang rất cao nên sẽ không gây ra lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung.
Vụ mùa lúa mì tại các khu vực gieo trồng chính đạt chất lượng tốt hứa hẹn sẽ tiếp tục khiến Nga đẩy mạnh xuất khẩu. SovEcon dự báo nước này có thể xuất khẩu đến 4.2 triệu tấn lúa mì trong tháng này, một con số đáng kinh ngạc sánh với năm 2022 và 2021.
Nhận định: Triển vọng xuất khẩu lúa mì Nga sẽ gây áp lực lên giá lúa mì.
Bài viết liên quan