TIN TỨC TỔNG HỢP NGÀY 31/03/2023
NĂNG LƯỢNG
* Tín chính trong ngày
-
- Tối nay thị trường hướng đến các chỉ số PCE và đặc biệt là PCE lõi để theo dõi bài toán lạm phát tại Mỹ.
- Chỉ số giá CPI khu vực Châu Âu tăng khiến cho lo ngại về việc ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ.
- Các tập đoàn dầu lớn của Trung Quốc có kế hoạch tăng sản lượng thêm 12% trong 2 năm tới
- Chỉ số PMI Trung Quốc tháng 3 được công bố ở mức 51,9, cao hơn mức dự báo là 51,5, nhưng thấp hơn con số 52,6 của tháng 2.
- Xuất khẩu dầu thô của Iraq từ Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể khởi động lại trong tuần này.
- Nhà sản xuất dầu khí hàng đầu châu Á, PetroChina cho biết mức tiêu thụ nhiên liệu tinh chế của Trung Quốc trong năm nay có khả năng tăng 3% so với mức trước đại dịch COVID năm 2019.
- Tổng xuất khẩu các loại dầu thô từ Nga trong tháng 4 tại cảng Novorossiysk của Nga sẽ tăng 26% so với kế hoạch tháng 3.
- Giá khí tự nhiên giảm 3,66% xuống 2,1 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong ngày hôm qua. Sản lượng khi đốt trung bình ở 48 bang của Mỹ đã tăng lên 98,6 tỷ feet khối cho đến nay trong tháng 3, tăng từ mức 98,1 tỷ feet khối vào tháng Hai. Trong khi đó, thời tiết được dự báo tiếp tục ấm hơn cho đến giữa tháng 4 làm giảm nhu cầu sưởi ấm của các hộ gia đình. Dự báo từ Reuters cho biết nhu cầu khi đốt tại Mỹ sẽ giảm từ 110,6 tỷ xuống 103,5 tỷ feet khối vào tuần tới. Điều này đã gây áp lực tới giá.
* Nhận định thị trường:
-
- Trong tuần này giá dầu được hỗ trợ tăng mạnh do các thông tin về cuộc tranh chấp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời nhu cầu tăng đến từ nhà nhập khẩu dầu lớn, Trung Quốc. Đà tăng vẫn được duy trì nhưng lực tăng yếu đi khi thị trường hôm nay đang hướng đến tình hình lạm phát tại Mỹ và động thái của Fed trước những báo cáo về chỉ số đo lường lạm phát tối nay.
- Khí tự nhiên vẫn đang trong xu hướng giảm khi mùa đông đã kết thúc dẫn đến nhu cầu sử dụng giảm đi có thể vẫn gây sức ép lên giá.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.
KIM LOẠI
* Tín chính trong ngày
-
- Peru đã sản xuất khoảng 2,44 triệu tấn đồng vào năm ngoái, tăng 4,8% so với năm 2021 và rất gần với mức tối đa trước đại dịch Cond-19.
- Lo ngại tăng trưởng kinh tế kém và nguy cơ suy thoái đã khiến cho dòng tiền phân bố vào thị trường kim loại quý.
* Nhận định thị trường:
-
- Giá kim loại đồng đang giao dịch giằng co trong tuần này khi thiếu vắng các tin cơ bản và đợi chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ ngày hôm nay.
- Các kim loại quý đang trên đà tăng những ngày gần đây, hỗ trợ bởi nền kinh tế suy thoái, khiến cho nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang các sản phẩm ít rủi ro.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.
NÔNG SẢN
* Tín chính trong ngày
-
- Hạn hán và chi phí sản xuất cao khiến sản lượng ngũ cốc năm 2022 của Romania giảm mạnh, Romania là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 trong EU và Ai cập là khách hàng chính của nước này.
- Emaster cho biết năng suất đậu tương tại Bang Rio Grande của Brazil đã giảm khoảng 30% do thiếu mưa vào mùa hè.
- Chính phủ Argentina đang lên kế hoạch áp dụng tỷ giá ưu đãi đối với đậu tương nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
- Lúa mì Nga vẫn đang được bán với giá rẻ trong khi lúa mì ít bị ảnh hưởng bởi mùa đông và sẽ phát triển tốt.
- Thị trường chờ đợi hai báo cáo quan trọng về triển vọng trồng trọt và tồn kho hàng quý được phát hành vào đêm nay. (Xem thêm dự báo báo cáo USDA).
* Nhận định thị trường:
-
- Thị trường nông sản hôm nay sẽ không biến động quá nhiều trước thềm hai báo cáo quan trọng của USDA ngày hôm nay khi thị trường đang tập trung hướng đến thông tin này trong hôm nay. (Xem thêm dự báo báo cáo USDA).
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 31/03/2023.
Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]
Bài viết liên quan