NÔNG SẢN – LÚA MÌ TĂNG MẠNH TỪ ĐIỂM GẦN MỨC THẤP NHẤT TRONG BỐN TUẦN
Theo các nhà phân tích, Lúa mì CBOT đã tăng cao hơn nhờ mua bù thiếu và giằng co vào thứ Năm sau khi giảm xuống mức giá thấp nhất trong gần bốn tuần.
Ngô và đậu tương thiết lập mức thấp nhất trong hai tuần do lo ngại về nhu cầu và những trở ngại kinh tế, bao gồm tác động của các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc và lo ngại về lãi suất tăng cao trong thời gian dài hơn dự kiến.
Ted Seifried, phó chủ tịch kiêm giám đốc chiến lược thị trường của Zaner Ag Hedge cho biết: “Phần lớn đây là vấn đề vĩ mô. “Đây là rủi ro. Đây là mối quan tâm về Trung Quốc và tình hình COVID ở đó.”
- Lúa mì CBOT tăng 1-1/4 cent lên 7,46-3/4 USD/giạ.
- Đậu tương giảm 12-3/4 cent xuống 14,70-3/4 USD/giạ sau khi chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 22 tháng 12 là 14,65 USD/giạ.
- Ngô đạt mức giá thấp nhất kể từ ngày 20 tháng 12 ở mức 6,48-1/2 đô la trước khi kết thúc thấp hơn 1 cent ở mức 6,52-3/4 đô la một giạ.
Seifried cho biết: “Có rất nhiều nghi ngờ về nhu cầu, không chỉ đối với ngũ cốc mà cả nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa nói chung.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào thứ Sáu dự kiến sẽ báo cáo tổng doanh số xuất khẩu hàng tuần trong tuần trước là 200.000 tấn đến 675.000 tấn đối với lúa mì; 400.000 tấn đến 1,2 triệu tấn đối với ngô; và 400.000 tấn đến 1,325 triệu tấn đối với đậu tương.
Đối với lúa mì, nguồn cung dồi dào giá rẻ từ Nga và Ukraine đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu toàn cầu khác.
Thị trường theo dõi thời tiết khô hạn ở Argentina, nước xuất khẩu dầu đậu tương và khô đậu tương lớn nhất thế giới.
Sau sự chậm trễ gieo trồng, sàn giao dịch ngũ cốc ở Buenos Aires cho biết những trận mưa rào sắp tới sẽ làm giảm căng thẳng cho cây trồng ở các khu vực phía nam và phía tây.
(Nguồn Reuters)
NĂNG LƯỢNG – GIÁ DẦU BIẾN ĐỘNG TĂNG GIẢM LIÊN TỤC TRONG PHIÊN, KẾT THÚC VỚI SẮC XANH SAU 2 NGÀY LAO DỐC
Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/01, gia dầu phục hồi trong sắc xanh sau khi lao dốc mạnh mẽ trong 2 phiên giao dịch đầu năm 2023, với những biến động tăng giảm liên tục trong phiên trước hàng loạt các thông tin cơ bản và báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Kết phiên, giá dầu WTI tăng 1,14% lên mức 73,67 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,09% lên 78,69 USD/thùng. Giá khí tự nhiên lao dốc hơn 30% trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục suy yếu vì nền nhiệt mùa đông tại Châu Âu ấm hơn và mức lưu trữ tương đối cao trong khi sản lượng điện gió mạnh hơn cũng làm giảm nhu cầu khi đốt từ các nhà máy điện.
Đối với dầu thô, đà tăng xuất hiện ngay từ phiên mở cửa, một phần do yếu tố kỹ thuật, phần khác là do báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cũng cho thấy tồn kho nhiên liệu chưng cất trong tuần kết thúc ngày 30/12 giảm mạnh hơn so với dự báo. Tuy nhiên, lực mua thực sự được đẩy mạnh trong phiên chiều, trước thông tin biên giới giữa Trung Quốc đại lục và Hồng Kông sẽ dân mở cửa trở lại từ Chủ nhật. Mở đường cho việc khôi phục các mối quan hệ kinh tế và xã hội đã bị gián đoạn trong 3 năm vừa qua do ảnh hưởng bởi Covid-19. Nỗ lực mở cửa thể hiện quyết tâm khôi phục kinh tế của Trung Quốc mang lại tín hiệu tích cực hơn cho nhu cầu tiêu thụ dầu trong dài hạn đã hỗ trợ giá dầu bắt tăng 15 USD/thùng.
Tuy nhiên, giá dầu nhanh chóng đảo chiều giảm và đánh mất 2,5 USD ngày sau đó trước các thông tin phản ánh bức tranh tiêu thụ vẫn đang khá yếu. Saudi Arabia đã giảm giá dầu cho thị trường chính là châu Á và châu Âu, báo hiệu rằng nhu cầu vẫn chậm chạp khi các nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, và Trung Quốc vẫn đang chưa có dấu hiệu chạm tới đỉnh dịch. Cụ thể, tập đoàn quốc doanh Saudi Aramco đã giảm giá tất cả các loại dầu thô sẽ được vận chuyển đến châu Á vào tháng Hai. Trong đó, giá bán chính thức (OSP) đối với dầu Arab Light hàng đầu của công ty đã được hạ xuống 1,80 USD/thùng so với dầu Brent thấp hơn 1,45 USD/thùng so với giá tháng 01/2023 và là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2021.
Mặc dù vậy, hỗ trợ vùng 72,5 USD/thùng đã ngăn giá dầu giảm sâu hơn trong khi báo cáo của EIA và một số gián đoạn từ nguồn cung cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá phục hồi trở lại trong phiên tối. Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/12 tăng 16 triệu thùng ít hơn con số 3,3 triệu mà API đưa ra trước đó. Trong khi đó, tồn kho xăng giảm nhẹ, và tồn kho nhiên liệu chưng cắt giảm 1,4 triệu thùng khi cơn bão mùa đông tại Mỹ khiến cho nhu cầu sưởi ấm tăng cao, xuất khẩu dầu thô và sản phẩm tinh chế của Mỹ đã tăng 1,33 triệu thùng trong tuần trước, và đều cao hơn mức trung bình 4 tuần, giữ cho hàng tồn kho trong tầm kiểm soát. Các nhà giao dịch coi dữ liệu này là dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn tồn tại đối với các sản phẩm của Mỹ, kéo giá dầu tăng ngay sau báo cáo.
Một yếu tố khác cũng hỗ trợ cho giá là tuyên bố từ nhà điều hành đường ống hàng đầu của Mỹ, Colonial Pipeline, cho biết dây chuyền số 3 của họ đã bị đóng cửa để bảo trì đột xuất, dự kiến khởi động lại dây chuyền sản phẩm vào ngày 7 tháng 1. Được biết tuyến 3, với công suất 885,000 thùng/ngày, vận chuyển xăng và sản phẩm chưng cất đến trung tâm của Colonial & Linden, New Jersey.
Một số thông tin hỗ trợ giá ít nhiều đã xuất hiện, tuy nhiên xét về tổng thể, giá dầu vẫn gặp nhiều lực cản về triển vọng tiêu thụ. Báo cáo EIA cũng cho thấy các sản phẩm được cung cấp, một thước đo về nhu cầu đã giảm mạnh 4.6 triệu thùng trong tuần trước xuống hơn 18 triều thùng, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4 năm và cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động lọc dầu của Mỹ cũng suy yếu trở lại trong tuần qua, với nhu cầu đầu vào giảm 2.3 triệu so với tuần trước đó. Nhiều khả năng, giá dầu vẫn sẽ còn đối diện với áp lực.
(Nguồn MXV)
KIM LOẠI – ĐỒNG USD “CHÈN ÉP” GIẢ KIM LOẠI QUÝ, GIÁ ĐỒNG TĂNG HƠN 2% NHỜ CHẤT XÚC TÁC TỪ CẢ HAI PHÍA CUNG – CẦU
Sắc đỏ tiếp tục duy trì trên bảng giá kim loại quý, với giá bạch kim giảm 20% về 1059,1 USD/ounce và giá bạc giảm 2.25% và 23,42 USD/ounce.
Giá của các mặt hàng kim loại quý đồng loạt chịu sức ép khi mà một loạt số liệu kinh tế làm báo hiệu khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không giảm tốc độ tăng thì suất. Sức bán được gia tăng sau khi báo cáo bằng lượng phi nông nghiệp của ADP cho thấy Mỹ có thêm 235,000 việc làm trong tháng 12, cao hơn 66% so với ước tính trước đó là 150.000 việc làm.
Số liệu việc làm tích cực này cho thấy sự bền bỉ của nền kinh tế Mỹ bất chấp những khó khăn trong năm 2022 vừa qua, tuy nhiên lại làm gia tăng lo ngại về các đợt tăng lãi suất mạnh tay sắp tới của Fed. Xác suất Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 1 đã tăng từ hơn 20% lên mức 10,9% và gần cân bằng với khả năng tăng 25 điểm cơ bản
Chỉ số Dollar index bật tăng mạnh mẽ lên 105,14 điểm, mức cao nhất trong gần một tháng. Triển vọng tăng của đồng bạc xanh đang khiến cho nhu cầu nằm giữ tiền mặt nhiều hơn và làm lu mờ vai trò trú ẩn của các mặt hàng kim loại quý. Giá bạch kim cũng chịu sức ép hơn khi mà doanh số bán xe ô tô tháng 12 của Mỹ giảm từ 3,16 triệu chiếc về mức 2,78 triệu chiếc. Vì dùng trong lĩnh vực sản xuất ô tô tiêu thụ tới 40% sản lương bạch kim mỗi năm, nên việc doanh số bán xe giảm có thể làm suy yếu nhu cầu đối với kim loại này.
Với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng hồi phục 2,15% sau năm phiên giảm lên mức 3,82 USD/pound, giá quặng sát cũng tăng nhẹ lên 196,2 USD/năm. Giá hai kim loại này hồi phục nhờ một vài tín hiệu khởi sắc từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Cụ thể, các nhà chức trách đang xem xét áp giới hạn trên với mức hoa hồng với các đại lý bất động sản, từ 2% – 25%, để thúc đẩy nhu cầu doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, trung tâm sản xuất phía nam của Trung Quốc là Quảng Châu đã lên kế hoạch đầu tư cho 1722 dự án vào năm 2023 với tổng trị giá hơn 945 tỷ USD.
Các tin tức này đã cũng cố cho triển vọng tiêu thụ với cả đồng và quặng sắt, tuy nhiên giá đồng nhận được nhiều sức mùa hơn bởi nhà đầu tư lo ngại hơn về nguồn cung của kim loại này. Dữ liệu từ vệ tinh giám sát các nhà máy chế biến kim loại cho thấy hoạt động luyện đồng toàn cầu tháng 12 giảm xuống mức thấp nhất trong sáu năm, khi các nhà máy đóng cửa để bảo trì sau một năm hoạt động chậm chạp.
(Nguồn MXV)
Bài viết liên quan