Sàn giao dịch hàng hóa là nơi mà các tổ chức, cá nhận giao dịch các hợp đồng tương lại hàng hóa bao gồm 04 nhóm hàng là nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung quy mô cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương. Được thành lập vào ngày 01/09/2010, theo giấy phép số 4596/GP-BCT, chính thức được liên thông với các Sở Giao dịch thế giới theo Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 09/04/2018, MXV hiện nay đã có 32 Thành viên Kinh doanh và 04 Thành viên Môi giới trên khắp các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam.
MXV cung cấp hệ thống giao dịch tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ bảo hiểm rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường.
Tùy theo loại hàng hóa mà các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể lựa chọn sàn giao dịch phù hợp. Hiện nay có nhiều sàn giao dịch uy tin trên thế giới có liên kết với MXV như CBOT, NYMEX, ICE US, ICE EU, COMEX. Dưới đây là tổng hợp các sàn giao dịch hàng hóa uy tín có liên thông với Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Sàn giao dịch CBOT
Sàn giao dịch Chicago (tiếng Anh: Chicago Board of Trade, viết tắt: CBOT) là một sàn giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1848 tại Mỹ.
Sàn giao dịch Chicago ban đầu chỉ giao dịch các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và đậu nành. Bây giờ nó cung cấp các quyền chọn và hợp đồng tương lai của nhiều loại sản phẩm bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Mỹ và năng lượng.
Khi sàn giao dịch phát triển theo thời gian, các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm tài chính, năng lượng và kim loại quí cũng bắt đầu được giao dịch
Ngày nay, Sàn giao dịch Chicago là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME). Chicago Mercantile Exchange Group là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới
Sàn giao dịch NYMEX
Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) là Sở giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới, nằm tại thành phố New York – Mỹ, thuộc sở hữu của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group). NYMEX bắt đầu vào năm 1872 khi một nhóm các thương nhân sữa thành lập The Butter and Cheese Exchange của New York.
Năm 1994, NYMEX sáp nhập với COMEX để trở thành sàn giao dịch hàng hóa vật chất lớn nhất tại thời điểm đó.
Sở NYMEX được điều hành bởi Ủy ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.
– Có nhiệm vụ thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư khỏi sự thao túng, lạm dụng và gian lận.
– Quản lý rủi ro bằng cách bảo hộ giá (Hedging), phòng ngừa rủi ro và đo lường giá tương lai.
Sàn giao dịch ICE
Sàn giao dịch liên lục địa (ICE) được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia, để tạo thuận lợi cho việc giao dịch điện tử và bán các mặt hàng về năng lượng. ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử và được kết nối trực tiếp với các cá nhân và công ty muốn kinh doanh dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, các phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai.
Sàn giao dịch COMEX
COMEX là thị trường tương lai và quyền chọn sơ cấp, là nơi giao dịch các mặt hàng kim loại như vàng, bạc, đồng và nhôm. Trước đây nó còn được gọi là Công ty giao dịch hàng hóa COMEX, sau sáp nhập với Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) vào năm 1994 và trở thành một bộ phận chịu trách nhiệm giao dịch mảng kim loại.
Sự hợp nhất giữa Công ty giao dịch hàng hóa COMEX và Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) đã tạo ra sàn giao dịch tương lai hữu hình lớn nhất thế giới, được gọi đơn giản là COMEX.
COMEX hoạt động bên ngoài Trung tâm tài chính thế giới ở Manhattan và là một bộ phận của Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME). Theo CME Group, có hơn 400.000 hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được thực hiện trên COMEX hàng ngày, khiến nó trở thành sàn giao dịch kim loại có tính thanh khoản nhất thế giới.
Sàn giao dịch LME
LME (The London Metal Exchange) – Sở giao dịch kim loại London là sàn giao dịch hợp đồng tương lai với thị trường lớn nhất thế giới về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai cho các kim loại cơ bản và một số kim loại khác, cung cấp các công cụ nghiệp vụ phái sinh như phòng hộ (hedging), giá tham chiếu toàn thế giới và quyền chọn giao hàng vật chất để tất toán hợp đồng.
Sở giao dịch kim loại London được thành lập vào năm 1877 tại London, Vương Quốc Anh. Hiện nay, trụ sở chính của LME được đặt tại số 10, quảng trường Finsbury, thành phố London, Vương Quốc Anh.
LME là trung tâm giao dịch kim loại của thế giới. Phần lớn các hợp đồng kì hạn tiêu chuẩn cho kim loại và hợp kim không chứa sắt được giao dịch trên các nền tảng của LME.
Sàn giao dịch SGX
Sở giao dịch hàng hóa Singapore (Singapore Exchange – SGX) là sở tích hợp cả chứng khoán và giao dịch hàng hóa phái sinh hàng đầu châu Á, là sở giao dịch thứ 2 tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
SGX được trang bị cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, tạo mối liên kết trong khu vực và châu Âu, trở thành đầu mối giao lưu quốc tế và kết nối tập trung nhất Châu Á.
Sàn giao dịch TOCOM
Tháng 11 năm 1984, Sàn TOCOM được sáp nhập với Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Ban đầu, TOCOM chỉ tập trung vào niêm yết cao su, vàng , bạc và bạch kim.
Trong hai thập kỷ tiếp theo, TOCOM đã mở rộng phạm vi và đã bổ sung palladi, nhôm, xăng và dầu hỏa vào danh sách hàng hóa giao dịch vào năm 1990.
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là một trong những thị trường mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với cao su, vàng, bạc, dầu thô.
Tiêu chí lựa chọn sàn giao dịch hàng hóa quốc tế
Khi lựa chọn các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế, thông thường các nhà đầu tư sẽ lựa chọn thông qua thông tin được công bố công khai trên trang thông tin của MXV như thời gian giao dịch của sàn, bước giá, độ lớn hợp đồng, mã hàng hóa, đơn vị yết giá, tháng đáo hạn, biên độ giá, phương thức thanh toán…Ở mỗi sàn giao dịch quốc tế khác nhau, sẽ có những lợi thế đầu tư nhất định. Vì vậy lựa chọn Sàn giao dịch là một khâu quan trọng trong quá trình lựa chọn sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.
Lợi ích khi đầu tư vào sàn hàng hóa quốc tế
So với hình thức đầu tư Forex hay chứng khoán phái sinh, giao dịch hàng hóa phái sinh có những ưu điểm nổi bật giúp nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn của mình tối ưu hơn. Có thể kể đến một số lợi thế của giao dịch hàng hóa như sau:
Sản phẩm đa dạng
Sản phẩm đầu tư của hàng hóa phái sinh là hàng hóa. Hàng hóa là những tài sản có giá trị thật. Vì vậy, khi đầu tư vào hàng hóa với đa dạng các sản phẩm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng thường đạt được kỳ vọng từ nhà đầu tư. Từ đó, đem đến lợi thế đầu tư đặc trưng cho dòng sản phẩm đầu tư này.
Đầu tư đơn giản, linh hoạt
Việc đầu tư hàng hóa trên sàn giao dịch ở đây là đầu tư trên thị trường thứ cấp, việc mua đi bán lại thể hiện kỳ vọng của các nhà đầu tư về giá sản phẩm trên thị trường. Các nhà đầu tư không cần phải là người nhận hàng hóa mà chỉ đầu tư vào giá trị kỳ vọng.
Không cần bỏ nhiều vốn
Khi giao dịch hàng hóa trên các sàn giao dịch, các sàn giao dịch sẽ hỗ trợ đòn bẩy giúp mọi người có thể đầu tư lớn với khoản tiền rất nhỏ. Như vậy thì việc đầu tư vào sàn giao dịch hàng hóa quốc tế phái sinh sẽ tiện lợi hơn rất nhiều, nhà đầu tư không cần bỏ quá nhiều vốn mà vẫn đạt được kỳ vọng đầu tư.
Tính thanh khoản cao
Nhà đầu tư có thể nhanh chóng xoay vòng vốn so với đầu tư hàng hóa thật. Nhà đầu tư không cần phải bỏ quá nhiều vốn để mua, nhận hàng hóa về bán và hoàn lại vốn sau một thời gian dài. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể có lãi khi đầu tư chỉ trong ngắn hạn.
Tin tức chính trị
Tin tức chính trị ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của sản phẩm trên các sàn giao dịch. Ví dụ: Sự kiện Moldova dọa kiện tập đoàn năng lượng Nga là tin tức ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng của Sàn ICE…
Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế lừa đảo không?
Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế được liên kết với MXV là những sàn giao dịch được thẩm định và bảo hộ. Khi xảy ra những sự kiện lớn ảnh hưởng đến thị trường, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ bảo hộ các nhà đầu tư trong nước tránh khỏi những thiệt hại và rủi ro. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư với cơ chế bảo hộ của nhà nước.
Dưới đây là toàn bộ thông tin mà Hitech Finance đã tổng hợp để gửi đến các nhà đầu tư kiến thức về Các Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Các nhà đầu tư muốn tìm hiểu thêm về thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ thông tin và gia nhập thị trường. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ các nhà đầu tư gia nhập thị trường và gia tăng lợi nhuận tối đa.
Bài viết liên quan