Cung, Cầu hàng hóa là thuật ngữ thường dùng trong phân tích đầu tư, nghiên cứu khoa học cũng như trong các tin tức chính trị – xã hội. Trong bài viết này, HTF sẽ giới thiệu đến Quý Anh/Chị nhà đầu tư về Cung, Cầu hàng hóa là gì, quy luật cung cầu. Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ Anh/Chị trong phân tích đầu tư hàng hóa hiệu quả hơn nhờ việc nắm rõ quy luật cung cầu hàng hóa.
Ví dụ: Trước hoặc vào các ngày 8/3, 20/10 hay 20/11 hàng năm, chúng ta thường thấy rất nhiều các điểm bán các loại hoa ở khắp các con phố. Những điểm bán hoa được đặt lưu động ở gần các nơi trường học, công sở, khu đông dân cư. Tuy nhiên, chỉ sau các ngày lễ này, các điểm lưu động đều di chuyển và tạm dừng bán hàng.
Tương tự, trước Lễ Trung Thu hàng năm, nhiều gian hàng lưu động bán bánh trung thu được đặt lưu động khắp các đường phố. Hay trước Tết Nguyên Đán, nhiều hàng trưng bày các gói quà Tết….
Những ví dụ trên cho thấy cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa ở các thời điểm nhận định và việc cung cấp hàng hóa của nhà bán hàng tại thời điểm nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Vậy cung, cầu hàng hóa là gì?
Giá cả thị trường
Trước khi tìm hiểu về cung cầu hàng hóa, chúng ta cần tìm hiểu về Giá cả thị trường. Giá cả thị trường là thước đo bằng tiền của giá cả hàng hóa. Giá cả thị trường phụ chịu tác động của 3 quy luật: cạnh tranh, cung cầu và giá trị.
Cầu hàng hóa là gì?
- Cầu (Demand) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi.
- Cầu hàng hóa độc lập với nhu cầu thông thường của người mua. Bởi cầu chỉ phán ánh những nhu cầu đã được thực hiện thông qua việc thanh toán của người mua.
- Cầu hàng hóa được biểu thị bằng Lượng cầu (Quantity Demanded). Lượng cầu là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
- Biểu cầu: là bảng số liệu mô tả mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cầu theo luật cầu. Trong đó luật cầu là số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian nhất định khi giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại.
Cung hàng hóa là gì?
- Cung (Supply) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, trong trường hợp các nhân tố khác không đổi.
- Cung hàng hóa được biểu thị bằng Lượng cung (Quantity Supplied). Lượng cung là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
- Biểu cung: là bảng số liệu mô tả mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lượng cung theo luật cung. Trong đó luật cung là số lượng hàng hóa được cung cấp trong khoảng thời gian nhất định khi giá tăng và ngược lại.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa
Các nhân tố sau chủ yếu ảnh hưởng đến cầu hàng hóa trong nền kinh tế:
- Thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hàng hóa phù hợp (xa xỉ, cao cấp, thông thường và thứ cấp)
- Có hàng hóa thay thế hay không, giá của các hàng hóa thay thế tác động như thế nào đến tâm lý của người tiêu dùng
- Số lượng người tiêu dùng
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: chính sách thuế, chính sách trợ cấp…
- Kỳ vọng thu nhập và kỳ vọng giá cả
- Thị hiếu, phong tục tập quán, phong cách thời trang…
Các nhân tố sau chủ yếu ảnh hưởng đến cung hàng hóa trong nền kinh tế:
- Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới vào tăng năng suất)
- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất(chi phí sản xuất); tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn, tiền thuê đất đai….
- Số lượng nhà sản xuất
- Các chính sách kinh tế của chính phủ (chính sách thuế, chính sách trợ cấp…)
- Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất
- Kỳ vọng giá cả và thu nhập
- Thời tiết khí hậu
- Môi trường kinh doanh
Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường
Giữa cung – cầu và giá cả hàng hóa có mối quan hệ mật thiết, biến động thay đổi phụ thuộc lẫn nhau. Cung cầu và sự thay đổi của giá hàng hóa góp phần phản ánh tình trạng biến động của nền kinh tế. Nhờ có sự phản ánh này, Chính phủ sẽ có các biện pháp áp dụng để giúp cân bằng nền kinh tế, tránh được những tác động xấu tới thị trường.
Trong đầu tư hàng hóa, các tin tức hàng hóa như sản lượng, tình hình xuất nhập khẩu, các chính sách cấm vận của các nước…. là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả. Quy luật cung cầu chi phối những thông tin nêu trên.
Để giúp Quý Anh/Chị hình dung rõ hơn về quy luật cung cầu và ứng dụng trong phân tích đầu tư hàng hóa, chúng tôi sẽ đưa ra những trường hợp trong quy luật cung – cầu như sau:
- Cung = cầu: là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường hoặc không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi. Lúc này giá hàng hóa bằng mức giá cân bằng.
- Cung > cầu: trạng thái dư thừa hàng hóa xảy ra khi nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng thấp đi trong khi giá hàng hóa lại cao hơn giá cân bằng và số lượng hàng hóa bán ra đang dư thừa. Lúc này, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi để thu hút người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa.
- Cung < cầu: trạng thái thiếu hụt hàng hóa xảy ra khi nhu cầu và khả năng mua hàng của người tiêu dùng cao hơn khi giá hàng hóa thấp hơn giá cân bằng và số lượng hàng hóa bán ra không đủ để đáp ứng nhu cầu mua của người tiêu dùng. Lúc này giá cả sẽ có xu hướng tăng lên để hạn chế nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Ví dụ:
Cùng ngày 12/11/2022, ông A, ông B và bà C cùng tham gia 03 hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn khác nhau lần lượt là Ngô, Lúa mì và Dầu WTI. Hợp đồng tất toán ngày 12/05/2023. Đến ngày tất toán hợp đồng, do nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến sản lượng cung cầu của các sản phẩm trên như sau:
- Ngô thu hoạch được mùa nên dư thừa nhiều so với dự kiến ở thị trường mục tiêu, giá tất toán thấp hơn mức giá theo hợp đồng.
- Nhu cầu tiêu thụ gạo đáp ứng đủ để cung cấp cho thị trường mục tiêu so với dự kiến, giá tất toán bằng mức giá theo hợp đồng.
- Dầu WTI chỉ đủ để cung cấp cho 1 phần thị trường mục tiêu, giá tất toán cao hơn 10 lần so với mức giá theo hợp đồng.
Từ ví dụ nêu trên, chúng ta có thể khái quát được những yếu tố sau của mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường như sau:
Quy luật về cung: Giá cả hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng. Khi các nhà cung cấp họ thấy giá cả hàng hóa tăng cao hơn so giá cân bằng thì họ cung ứng thêm lượng hàng hóa dịch vụ để tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng khan hiếm hàng hóa khi không có đủ hàng. Khi giá hàng hóa giảm thì lượng cung sẽ giảm.
Quy luật về cầu: Giá cả hàng hóa giảm thì lượng cầu tăng lên. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua được hàng hóa dịch vụ với mức giá tốt nhất. Khi giá của hàng hóa tăng thì lượng cầu giảm dần.
Trên đây là toàn bộ những nội dung có liên quan đến quan hệ cung – cầu và mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường. Hi vọng qua việc tìm hiểu về quy luật cung cầu,Quý Anh/Chị có thể áp dụng trong quá trình đầu tư hàng hóa, từ đó có thể phân tích thị trường và tiến hành hoạt động đầu tư một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận.
Bài viết liên quan