fbpx

Đầu tư hàng hoá là gì? Ưu điểm của đầu tư hàng hoá?

Đầu tư hàng hoá là gì?

Đầu tư hàng hóa là thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức đầu tư hàng hóa phái sinh. Đầu tư hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và gửi tiết kiệm ngân hàng thì hàng hóa phái sinh là hình thức đầu tư có ưu điểm là việc giao dịch theo thị trường quốc tế. Vì vậy, đầu tư hàng hóa phái sinh cũng là một trong những hình thức đầu tư đem lại lợi nhuận cao, khả năng xoay vòng vốn nhanh cho các nhà đầu tư.

Trong bài viết này, Hitech Finance sẽ giới thiệu đến các nhà đầu tư về đầu tư hàng hóa là gì? Ưu điểm của đầu tư hàng hóa.

 Đầu tư Hàng hóa phái sinh là gì?

Đầu tư hàng hoá là gì?

Đầu tư hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch mà các bên mua bán giá của hàng hóa tại thời điểm giao hàng trong tương lai. Khi hàng hóa được niêm yết tại các Sàn giao dịch, các nhà đầu tư sẽ thực hiện việc mua, bán lại giá trị của hàng hóa. Dựa trên những tin tức chính trị và cung – cầu của thị trường, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.  

Hiện nay, đầu tư hàng hóa là hình thức đầu tư phổ biến trên thế giới. Các giao dịch hàng hóa phái sinh được niêm yết trên các Sàn giao dịch hàng hóa Quốc tế như NYMEX CME (New York), SGX Singapore, LIFFE, LME (London), ICE EU ( Châu Âu), NYBOT, TOCOM (Tokyo)…

Hàng hóa phái sinh là tài sản cơ sở của các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được giao dịch trên các sàn hàng hóa quốc tế. Các loại hàng hóa được lựa chọn có số lượng giao dịch lớn trên thế giới, thuộc 4 ngành hàng chính là:

  • Nông sản: Ngô, lúa mỳ, đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương, …
  • Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, bông sợi, đường, …
  • Kim loại: Bạch kim, bạc, đồng, quặng sắt, …
  • Năng lượng: Dầu thô, khí tự nhiên, xăng pha chế, …

Đầu tư hàng hóa phái sinh có hợp pháp tại Việt Nam?

  • Ngày 14/06/2005, Luật thương mại 2005 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua Sở giao dịch
  • Ngày 28/12/2006 Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
  • Ngày 01/09/2010, Sở Giao dịch Hàng hoá đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo Giấy phép số 4596/GP-BCT nhưng chưa phát huy được vai trò vì không được liên thông với thị trường quốc tế.
  • Ngày 09/04/2018 Nghị định số 51/2018/NĐ_CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam chính thức kết nối liên thông với thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế kể từ ngày 17/08/2018.
  • Ngày 08/06/2018, thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa theo Giấy phép số 486/GP-BCT thay thế các giấy phép trước đây, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam.
  • Ngày 18/06/2018, Bộ Công Thương chấp thuận hồ sơ của MXV về giao dịch các hàng hóa được phép giao dịch liên thông
  • Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier 549300DGJGJ3U1RBZ454 (LEI) ap dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu

Các phương thức giao dịch hàng hóa phái sinh

  • Thông thường các nhà đầu tư ở Việt Nam giao dịch trên phần mềm CQG có liên kết giữa Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) với các sàn giao dịch lớn trên thế giới

Các loại hợp đồng hàng hóa phái sinh

Khi giao dịch hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các loại Hợp đồng sau:

  • Hợp đồng kỳ hạn: là sự thỏa thuận giữa 2 bên về việc mua bán hàng hóa ở một thời điểm được định trước trong tương lai. Hợp đồng hàng hóa thường có kỳ hạn 3 tháng, 5 tháng, 9 tháng…
  • Hợp đồng quyền chọn: cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa nhất định hoặc từ bỏ quyền mua hoặc bán đó với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước.
  • Hợp đồng tương lai: là loại hợp đồng mà 2 bên giao dịch sẽ định trước giá cả và khối lượng hàng hóa tại thời điểm hiện tại nhưng hàng hóa sẽ được giao vào thời điểm xác định trong tương lai trong tương lai. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.

Hợp đồng tương lai thường được dùng trong lĩnh vực đầu tư hàng hóa phái sinh và đầu tư chứng khoán phái sinh. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biết trước về:

  • Loại hàng hóa (tài sản) mua – bán của hợp đồng
  • Khối lượng hàng hóa (tài sản) các bên muốn giao dịch.
  • Thời điểm diễn ra giao dịch đó.
  • Giá sản phẩm.

Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh?

Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến việc có nên đầu tư vào hàng hóa phái hay hay không? Liệu hình thức đầu tư này có đem đến rủi ro cho các nhà đầu tư? 

Các hình thức đầu tư thường tiềm ẩn những rủi ro nhất định, tuy nhiên, những hình thức đầu tư nào được bảo hộ bởi quy định của pháp luật sẽ bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn. Đảm bảo việc ít sảy ra tình trạng thao túng giá, sập sàn… Hơn nữa, đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay ở Việt Nam được liên kết với hệ thống các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế nên các nhà đầu tư yên tâm giao dịch.

Ưu điểm của đầu tư hàng hóa phái sinh

  • Tính thanh khoản cao vì giao dịch với thị trường hàng hóa phái sinh quốc tế.
  • Rủi ro thấp do thị trường hang hóa thường theo quy luật cung cầu, ít ảnh hưởng bởi biến động từ giá thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty.
  • Tính sinh lời cao nhờ sự tăng trưởng của hàng hóa.
  • Đòn bầy tài chính lớn. Khi giao dịch trên thị trường này Nhà đầu tư chỉ bỏ ra 1/10 (ký quỹ) giá trị của Hợp đồng.
  • Sản phẩm đầu tư đa dạng gồm các nhóm sau:

+ Kim loại: bạch kim, bạc, quặng sắt, đồng

+ Nông sản: đậu tương, lúa mì, ngô

+ Năng lượng: dầu wti, dầu brent, xăng pha chế, khí tự nhiên…

+ Nguyên liệu công nghiệp: cao su, cacao, đường, cà phê, bông…

  • Giúp người nông dân chủ động trong sản xuất, bán được nông sản với giá ổn định trong tương lai, yên tâm sản xuất, không lo về biến động của giá cả nông sản.
  •  Mua bán 2 chiều, thị trường tăng hay giảm đều có thể tạo lợi nhuận. Thời gian chờ T+0, có thể mua hoặc bán ngay lập tức.

 

Khó khăn khi đầu tư hàng hóa phái sinh

  • Là sản phẩm đầu tư còn khá mới mẻ chưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng cao, thích hợp với các nhà đầu tư ưa thích đầu tư hàng hóa rủi ro ở mức trung bình.
  • Khi tham gia thị trường, các nhà đầu tư cần có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, phân tích đầu tư.
  • Các kiến thức đầu tư cần được định hướng bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích – đầu tư hàng hóa, HITECH FINANCE hân hạnh được đồng hành, hỗ trợ, giúp nhà đầu tư sinh lời trong lĩnh vực này. 

Các bước mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Thông thường để trở thành nhà đầu tư hàng hóa phái sinh chuyên nghiệp, các nhà đầu tư thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về hàng hóa phái sinh, đọc tài liệu đầu tư (các loại hợp đng tương lai, cách đọc mã hợp đồng, cách đọc đặc tả hợp đồng….), tham khảo thông tin từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên mua giới của các đơn vị thành viên kinh doanh của MXV.

Hi Tech Finance sẵn sàng hỗ trợ đồng hành với các nhà đầu tư trong thời gian này, Quý khách hãy liên lạc với chúng tôi thông qua Hotline/Messenger/Zalo để chúng tôi hỗ trợ gửi tài liệu miễn phí cho Quý khách.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị thành viên của Sở giao dịch hàng hóa để ký hợp đồng và mở tài khoản.

Bước 3: HiTech Finance tiếp nhận thông tin và đăng ký mở tài khoản giao dịch miễn phí cho khách hàng.

Bước 4: HiTech Finance hỗ trợ khách hàng cài đặt phần mềm giao dịch CQG.

Bước 5: Nộp tiền ký quỹ ban đầu và tiến hành đầu tư trên phần mềm CQG.

Sau khi Quý khách hàng mở tài khoản đầu tư tại Hi Tech Finance, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, phân tích kỹ thuật, cảnh báo đầu tư để giúp khách hàng đạt được lợi nhuận cao nhất.

Để mở tài khoản giao dịch ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ!

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những thông tin để giúp bạn tìm hiểu về Đầu tư hàng hoá là gì? Ưu điểm của đầu tư hàng hoá, cũng như tổng thể các kiến thức liên quan về đầu tư hàng hóa phái sinh tại Việt Nam. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm về kênh đầu tư này, hãy để lại thông tin, Hi Tech Finance sẽ sớm liên hệ tư vấn, hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *