fbpx

Hợp đồng quyền chọn là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng hợp đồng quyền chọn

hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là khái niệm phổ biến trong đầu tư hàng hóa phái sinh. So với hợp đồng tương lai (hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn), hợp đồng quyền chọn có những điểm nổi bật cũng như hạn chế nhất định, bài viết sau sẽ giúp nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn về hợp đồng quyền chọn trong giao dịch hàng hóa phái sinh.

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): Là một hợp đồng phái sinh cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một mức giá đã thỏa thuận vào một thời điểm đã xác định trước đó. Các nhà đầu tư có quyền thực hiện giao dịch hoặc từ chối các vị thế của mình và chấp nhận mất phí quyền chọn.

Hàng hóa trong loại hợp đồng này có thể là: Cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các cặp chỉ số tài chính… Đây là một sản phẩm đầu tư phái sinh, mang lại quyền nhưng không có nghĩa vụ thực hiện giao dịch.

hợp đồng quyền chọn

VD: Vào ngày 11/11/2022, Anh M mua một hợp đồng quyền chọn mua 1000 tấn Lúa từ Anh K với giá 1.000.000 đồng/tấn, trong thời hạn 3 tháng, phí thực hiện hợp đồng là 3.000.000 đồng. Anh sẽ phải chịu mức phí thực hiện hợp đồng trong cả 2 trường hợp bên dưới.

Đến ngày 11/01/2023, giá thị trường của Lúa lúc này có khả năng:

  1. Trường hợp 1: Tăng lên 1.300.000 đồng/tấn

Anh M sẽ thực hiện quyền chọn mua 1000 tấn Lúa với mức giá 1.000.000 đồng/tấn và bán ngay trên thị trường với mức giá 1.300.000 đồng/tấn. Lợi nhuận Anh M thu về là: (1.300.000 – 1.000.000) x 1000 – 3.000.000 = 297.000.000 đồng.

  1. Trường hợp 2: Giảm xuống còn 700.000 đồng/tấn

Anh M có 2 lựa chọn:

          Thứ nhất, Anh M không thực hiện quyền chọn mua và chấp nhất mất phí thực hiện hợp đồng3.000.000 đồng

          Thứ hai, Anh M chấp nhận mất 300.000 đồng/tấn Lúa để mua 1000 tấn Lúa và hy vọng tương lai sẽ tăng trưởng để thực hiện bán lại trên thị trường.

Yếu tố cấu thành nên sản phẩm hợp đồng quyền chọn

Các yếu tố cấu thành hợp đồng quyền chọn bao gồm: tài sản cơ sở, thời điểm xác định trong tương lai, giá thỏa thuận, kỳ hạn hợp đồng. Trong đó:

  • Tài sản cơ sở: được hình thành dựa trên tài sản đảm bảo (Cổ phiếu, tiền tệ, trái phiếu, chỉ số, lãi suất…). Đặc điểm tài sản cơ sở hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa về số lượng, khối lượng hay chất lượng như hợp đồng tương lai.
  • Thời điểm xác định trong tương lai: Ngày đáo hạn được thỏa thuận trước đó.
  • Giá thỏa thuận: Mức giá giao dịch trong tương lai của hợp đồng cơ sở được ấn định trước, tại thời điểm ký kết hợp đồng.
  • Kỳ hạn hợp đồng: Thời gian từ ngày ký kết đến ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn.

Phân loại Hợp đồng quyền chọn: 

Có 2 dạng Hợp đồng quyền chọn phổ biến là quyền chọn mua và quyền chọn bán.

    • Quyền chọn mua (Call Option) là một hợp đồng giữa 2 bên trong đó bên mua quyền chọn mua (bên long quyền chọn mua) có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để mua tài sản cơ sở, với một mức giá và số lượng xác định, vào một ngày nhất định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc trong một thời hạn nhất định (kiểu Mỹ).
  • Các bên tham gia hợp đồng:
    • Bên mua quyền chọn mua (bên long quyền chọn mua) có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ mua. 
    • Bên bán quyền chọn mua (bên short quyền chọn mua) có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở. 
      • Cách thức thực hiện hợp đồng: Khi NĐT dự đoán giá hàng hoá tăng trong tương lai, NĐT sẽ tham gia hợp đồng ở vị thế long (mua) quyền chọn mua. Bên long sẽ trả phí quyền chọn cho bên short. Hợp đồng cho phép bên long có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản tăng, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận. Nếu giá giảm, bên long có quyền không thực hiện mua hàng và chỉ mất phí quyền chọn.
    • Quyền chọn bán (Put Option) là một hợp đồng giữa 2 bên trong đó bên mua quyền chọn bán (bên long quyền chọn bán) có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, để bán tai sản cơ sở, với một mức giá và số lượng xác định, vào một ngày nhất định trong tương lai (kiểu Châu Âu) hoặc trong một thời hạn nhất định (kiểu Mỹ). 
  • Các bên tham gia hợp đồng: 
      • Bên mua quyền chọn bán (bên long quyền chọn bán) có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ bán. 
      • Bên bán quyền chọn bán (bên short quyền chọn bán) có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở được bên long bán. 
    • Cách thức thực hiện hợp đồng: Khi NĐT dự đoán giá hàng hoá giảm trong tương lai, NĐT sẽ tham gia hợp đồng ở vị thế long (mua) quyền chọn bán. Bên long sẽ trả phí quyền chọn cho bên short. Hợp đồng cho phép bên long có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản giảm, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận. Nếu giá tăng, bên long có quyền không thực hiện bán hàng và chỉ mất phí quyền chọn.

Các thuật ngữ giao dịch của Hợp đồng quyền chọn

Trong hợp đồng quyền chọn, có một vài thuật ngữ chính sau:

  • Kích cỡ của lệnh: số lượng hợp đồng được giao dịch.
  • Phí quyền chọn/giá quyền chọn: Mức phí mà người bán quyền trả cho người mua để đổi lấy quyền chọn mua/bán.
  • Giá thực thi quyền: Mức giá mà tại đó quyền chọn được bán hoặc được mua.
  • Ngày đáo hạn: Ngày mà ngay sau đó, người mua quyền chọn lựa chọn thực hiện quyền ngay lập tức hoặc bỏ quyền.

Điểm nổi bật của hợp đồng quyền chọn

  • Bên long quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán chỉ phải bỏ một khoản phí đặt cọc ban đầu mà không phải bỏ toàn bộ vốn để mua toàn bộ giá trị của tài sản. Nếu đến hạn mà giá trị của tài sản đi ngược lại với kỳ vọng, bên long có thể bỏ quyền chọn và chỉ phải mất phí cược ban đầu.
  • Việc trao đổi, thanh toán theo quyền chọn diễn ra tại thời điểm xác định trong tương lai. Bên long thường đánh giá tiềm năng của tài sản đầu tư tại thời điểm trong tương lai để đưa ra quyết định chọn mua hay chọn bán.
  • Tại thời điểm đáo hạn, bên long có thể thực hiện quyền chọn hoặc không thực hiện. Trường hợp bên long thực hiện quyền chọn, yêu cầu người bán bắt buộc phải thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng quyền chọn. 

So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Điểm giống nhau

  • Đối tượng hợp đồng đều là những tài sản được giao dịch trong tương lai…
  • Nhà đầu tư đều phải trả phí để mua hợp đồng
  • Nhà đầu tư có 2 lựa chọn: chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán bằng tiền mặt
  • Có thời gian đáo hạn cụ thể
  • Việc chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện giữa các nhà đầu tư với nhau
  • Đều được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

Điểm khác nhau

Tiêu chí so sánh Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng tương lai
Tính chuẩn hóa Không cần chuẩn hóa và tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là tài sản bất kỳ Được chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng của tài sản cơ sản, giá trị… vì hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh
Niêm yết, giao dịch Được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập chung
Bù trừ và ký quỹ Với hợp đồng quyền chọn thì các nhà đầu tư không phải ký quỹ. Theo đó, người mua quyền chọn chỉ cần trả phí quyền chọn khi ký hợp đồng. Bên bán sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên mua Yêu cầu các nhà đầu tư ký quỹ nhằm đảm bảo việc thanh toán là bắt buộc. Hợp đồng tương lai sẽ được bù trừ và hạch toán theo này. Theo đó nhà đầu tư sẽ được cập nhật thông tin về lãi hoặc lỗ vào tài khoản ký quỹ của mình theo giá thực tế, đồng thời sẽ được gọi ký quỹ bổ sung nếu cần
Đóng vị thế Có 2 loại quyền chọn để nhà đầu tư lựa chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán Chỉ cần tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự là chủ sở hữu có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào. Nhà đầu tư có thêm lợi thế trong việc sử dụng vốn
Tính bắt buộc Vào ngày đáo hạn, bên long sẽ có quyền thực hiện hoặc không thực hiện; bên short có nghĩa vụ thực hiện Vào ngày đáo hạn, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện
Quy mô hợp đồng Phụ thuộc vào các điều khoản trên hợp đồng Không có quy mô hợp đồng

 

Đánh giá ưu – nhược điểm của giao dịch hợp đồng quyền chọn 

Ở Việt Nam, giao dịch hợp đồng quyền chọn chưa phổ biến. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ưu, hạn chế của loại hợp đồng này để các nhà đầu tư tham khảo thêm:

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn 

  • Giúp nhà đầu tư phân tích, đánh giá xu hướng biến động giá của hàng hoá hay cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra đ quyết định mua hay bán.
  • Khi giá trị của tài sản tăng trưởng theo đúng dự đoán, nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận kép, tối ưu lợi nhuận.
  • Việc đặt cọc mức giá trị của tài sản là công cụ bảo hiểm giá, giúp giảm thiểu thiệt hại do tài sản đang nắm giữ xuống giá.
  • Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ biến động giá mà không cần thanh toán hết toàn bộ giá trị mà họ bỏ ra.

Hạn chế của hợp đồng quyền chọn

  • Nhà đầu tư cần có thời gian nghiên cứu, phân tích đánh giá kỹ thuật để đưa ra lựa chọn phù hợp.
  • Tình trạng đầu cơ có thể dễ dàng xảy ra khi số đông nhà đầu tư liên kết với nhau nắm quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán có thế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của tài sản trong tương lai.
  • Giao dịch tại Việt Nam chủ yếu trên thị trường phi tập trung. Do vậy, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn khá thấp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hitech Finance sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hợp đồng quyền chọn. Từ đó giúp nhà đầu tư làm quen với loại hợp đồng này khi tiến hành đầu tư các loại hình đầu tư chứng khoán hay hàng hóa, từ đó giúp Anh/Chị tối đa nguồn vốn, lợi nhuận của mình.

 

 

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 1 Trung bình: 5]

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *