Hợp đồng quyền chọn là hình thức đầu tư mới mẻ tại Việt Nam. Trên thế giới, hợp đồng quyền chọn được dùng phổ biến trong đầu tư. Ở Việt Nam, giao dịch quyền chọn có mặt tại Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) hay trong giao dịch đầu tư chứng khoán phái sinh….
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Anh Chị nhà đầu tư về quyền chọn mua và quyền chọn bán trong giao dịch hàng hóa phái sinh. Hy vọng bài viết sau sẽ giúp Anh Chị Nhà đầu tư hiểu thêm về các loại quyền chọn mua và quyền chọn bán của hợp đồng quyền chọn trong đầu tư hàng hóa.
Hợp đồng quyền chọn là gì?
Quyền chọn mua và quyền chọn bán là quyền phát sinh từ Hợp đồng quyền chọn. Để tìm hiểu về hai loại quyền này. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về Hợp đồng quyền chọn là gì?
Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) là một hợp đồng phái sinh cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một mức giá đã thỏa thuận vào một thời điểm đã xác định trước đó. Các nhà đầu tư có quyền thực hiện giao dịch hoặc từ chối các vị thế của mình và chấp nhận mất phí quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn là một trong số các loại hợp đồng giao dịch phái sinh hiện nay.
Trong đó:
- Khi lựa chọn quyền chọn mua, người mua (người nắm giữ) quyền được mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Đối với quyền chọn mua, ta có người mua quyền chọn mua (holder) và người bán quyền chọn mua (writer).
- Khi lựa chọn quyền chọn bán, người mua (người nắm giữ) quyền được bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. Đối với quyền chọn bán, ta cũng có người mua quyền chọn bán và người bán quyền chọn bán.
Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn:
Để hiểu rõ hơn về quyền chọn mua và quyền chọn bán, chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về các bên tham gia hợp đồng quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Quyền chọn mua (Call Option)
- Các bên tham gia hợp đồng:
-
- Bên mua quyền chọn mua (bên long quyền chọn mua) có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ mua.
- Bên bán quyền chọn mua (bên short quyền chọn mua) có nghĩa vụ phải bán tài sản cơ sở.
- Cách thức thực hiện hợp đồng: Khi NĐT dự đoán giá hàng hoá tăng trong tương lai, NĐT sẽ tham gia hợp đồng ở vị thế long (mua) quyền chọn mua. Bên long sẽ trả phí quyền chọn cho bên short. Hợp đồng cho phép bên long có quyền mua tài sản cơ sở với mức giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản tăng, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận. Nếu giá giảm, bên long có quyền không thực hiện mua hàng và chỉ mất phí quyền chọn.
Quyền chọn bán (Put Option)
- Các bên tham gia hợp đồng:
- Bên mua quyền chọn bán (bên long quyền chọn bán) có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ bán.
- Bên bán quyền chọn bán (bên short quyền chọn bán) có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở được bên long bán.
-
- Cách thức thực hiện hợp đồng: Khi NĐT dự đoán giá hàng hoá giảm trong tương lai, NĐT sẽ tham gia hợp đồng ở vị thế long (mua) quyền chọn bán. Bên long sẽ trả phí quyền chọn cho bên short. Hợp đồng cho phép bên long có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá xác định tại thời điểm nhất định theo thoả thuận. Nếu giá tài sản giảm, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi từ sự chênh lệch giá hiện tại so với giá thỏa thuận. Nếu giá tăng, bên long có quyền không thực hiện bán hàng và chỉ mất phí quyền chọn.
So sánh quyền chọn mua và quyền chọn bán
Call option – Quyền chọn mua | Put option – Quyền chọn bán | |
Mua
(Long) |
|
|
Bán
(Short) |
|
|
Đánh giá ưu – nhược điểm của giao dịch hợp đồng quyền chọn
Ở Việt Nam, giao dịch hợp đồng quyền chọn chưa phổ biến. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số ưu, hạn chế của loại hợp đồng này để các nhà đầu tư tham khảo thêm:
Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn
- Giúp nhà đầu tư phân tích, đánh giá xu hướng biến động giá của hàng hoá hay cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra đ quyết định mua hay bán.
- Khi giá trị của tài sản tăng trưởng theo đúng dự đoán, nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận kép, tối ưu lợi nhuận.
- Việc đặt cọc mức giá trị của tài sản là công cụ bảo hiểm giá, giúp giảm thiểu thiệt hại do tài sản đang nắm giữ xuống giá.
- Cho phép nhà đầu tư hưởng lợi từ biến động giá mà không cần thanh toán hết toàn bộ giá trị mà họ bỏ ra.
Hạn chế của hợp đồng quyền chọn
- Nhà đầu tư cần có thời gian nghiên cứu, phân tích đánh giá kỹ thuật để đưa ra lựa chọn phù hợp.
- Tình trạng đầu cơ có thể dễ dàng xảy ra khi số đông nhà đầu tư liên kết với nhau nắm quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán có thế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của tài sản trong tương lai.
- Giao dịch tại Việt Nam chủ yếu trên thị trường phi tập trung. Do vậy, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn khá thấp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hitech Finance sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quyền chọn mua và quyền chọn bán là gì. Từ đó giúp nhà đầu tư làm quen với loại hợp đồng này khi tiến hành đầu tư các loại hình đầu tư chứng khoán hay hàng hóa, từ đó giúp Anh/Chị tối đa nguồn vốn, lợi nhuận của mình.
Bài viết liên quan