RSI là gì?
RSI là viết tắt của Relative Strength Index – theo nghĩa tiếng việt là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo RSI tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định của các phiên giao dịch, thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100. RSI được dùng trong phân tích kỹ thuật khi đầu tư cổ phiếu hay hàng hóa phái sinh.
Cha đẻ của RSI là ai?
Chỉ số RSI được sáng tạo và phát triển bởi John Welles Wilder Jr. được ông giới thiệu trong cuốn sách “Các Khái Niệm Trong Hệ Thống Thương Mại Kỹ Thuật” (New Concepts in Technical Trading Systems) xuất bản năm 1978. John Welles Wilder Jr. là một kỹ sư cơ khí người Mỹ, trở thành nhà phát triển bất động sản. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với công việc của mình trong phân tích kỹ thuật.
Chi tiết về chỉ báo RSI (Relative Strength Index)
RSI cho chúng ta biết điều gì?
RSI được thể hiện bằng công thức sau:
RSI cho thấy sự tương quan giữa bên mua và bên bán. RSI thay đổi trong mức từ 0-100 và mức cân bằng là 50. Thông thường, thời gian để tính dao động RSI được quy ước theo ngày hoặc theo giờ tùy theo thời gian mà các nhà đầu tư muốn theo dõi.
Theo quy ước, các nhà đầu tư có thể xác định được vùng quá mua, quá bán để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Nếu chỉ số vượt mức 70 là quá mua (bên mua chiếm ưu thế) và quá bán nếu chỉ số dưới mức 30 (bên bán chiếm ưu thế).
Khi chỉ số RSI vượt 70 thì giá thị trường đang chạm đỉnh và có giá xu hướng quay đầu và giảm. Khi chỉ số RSI dưới 30 thì giá thị trường đang chạm đáy và có khả năng giá sẽ tăng trở lại.
Nếu RSI nằm trong khoảng từ 30 – 70 thì đây là vùng trung tính. Nếu RSI ở mức 50 thì nó không biểu thị xu hướng.
Để đánh giá các tín hiệu chính xác hơn, nhà đầu tư có thể điều chỉnh chỉ báo RSI ở mức quá bán, quá mua lần lượt là 20 và 80 thay vì 30 và 70. Ngoài ra những tin tức, tín hiệu chung của thị trường cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số RSI.
Các phân kỳ RSI
Phân kỳ là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau.Các phân kỳ RSI phản ánh xu hướng giá của hàng hóa, chứng khoán ở một giai đoạn nhất định. Khi phân kỳ RSI hình thành, nhà đầu tư có thể dựa vào đó để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng hoặc xác định các mức hỗ trợ, kháng cự. Sự phân kỳ xảy ra khi giá chứng khoán/hàng hóa di chuyển theo hướng ngược lại so với chỉ báo kỹ thuật. Thông thường có hai phân kỳ cơ bản:
– Phân kỳ dương: phân kỳ này diễn ra khi RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá hàng hóa giảm tạo đáy thấp, điều này cho thấy đà tăng mạnh bất chấp xu hướng giá giảm. Thông thường, chỉ báo này xảy ra khi thị trường chứng khoán giảm chạm ngưỡng đáy, và là tín hiệu cho việc giá chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
– Phân kỳ âm: phân kỳ nãy diễn ra khi RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá hàng hóa tăng tạo đỉnh cao hơn, điều này cho thấy giá có thể giảm mạnh. Thông thường, chỉ báo này xảy ra khi thị trường chứng khoán tăng chạm ngưỡng đỉnh, và là tín hiệu cho việc giá chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
Lưu ý khi sử dụng RSI
- Tín hiệu đảo chiều thường có tính chất tương đối, xác suất không cao
- Nên lựa chọn khung thời gian lớn 4h, 1 ngày để đo lường chỉ báo
- Nên chờ nến kết thúc trong ngày để xác định điểm mua, điểm bán chính xác hơn
- Quan sát kỹ RSI ở vùng quá mua, quá bán để đưa ra quyết định bán – mua phù hợp khi chúng cắt xuống hoặc cắt lên.
- Ngoài ra, RSI chỉ đo lường sự thay đổi của giá mà không dựa trên các yếu tố khác như khối lượng giao dịch, đường MA…. Nhà đầu tư nên cân nhắc kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để có thể hạn chế rủi ro.
- Ngoài ra nhà đầu tư có thể thay đổi chỉ số mặc định của RSI từ 14 ngày sang 10 hoặc 15 ngày; có thể thay đổi vùng quá mua – quá bán sang 80-20 hoặc 75-35…..
- Trong một số trường hợp, RSI có thể đưa ra những tín hiệu sai khi nó có thể duy trì vùng quá bán hoặc quá mua liên tục trong một thời gian dài.
Ý nghĩa của đường RSI
Việc nắm được xu hướng thay đổi giá của chứng khoán/ hàng hóa giúp nhà đầu tư ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn. RSI là một trong những chỉ báo quen thuộc được nhiều nhà đầu tư yêu thích trong đánh giá xu hướng giá để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Trên đây là bài viết tổng hợp về Chỉ báo RSI trong phân tích kỹ thuật trong phân tích kỹ thuật. Hitech Finance hy vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức kỹ thuật cơ bản để gia nhập thị trường đầu tư hàng hóa phái sinh
Nguồn: Tổng hợp
Bài viết liên quan