Tin tức thị trường ngày 29/03/2023
HẠN HÁN TỪ ARGENTINA HỖ TRỢ GIÁ ĐẬU TƯƠNG, LÚA MÌ GIẢM SAU TĂNG
Đậu tương CBOT ít thay đổi vào thứ Tư, giữ gần mức cao nhất trong một tuần của phiên trước do lo ngại về sản lượng thấp hơn ở Argentina bị hạn hán.
Lúa mì và ngô giảm trong sáng nay trước báo cáo dự kiến trồng trọt hàng năm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào thứ Sáu.
TIN TỨC CHÍNH
* Đậu Tương CBOT tăng 0,5 cents lên 14,68-1/2 USD/giạ vào lúc 00 giờ 10 GMT.
* Lúa mì giảm 0,4% xuống 6,97 USD/giạ
* Ngô giảm 1/4 cent xuống 6,47 USD/giạ.
* Sàn giao dịch ngũ cốc của Argentina ở Buenos Aires đã duy trì dự báo sản lượng năm 2022/2023 đối với cả đậu tương và ngô vào tuần trước, nhưng những cảnh báo có thể cắt giảm thêm do sản lượng của những lô đậu tương đầu tiên thấp hơn kỳ vọng.
* Tại Argentina, cây trồng bị ảnh hưởng lớn bởi hạn hán lịch sử, đã buộc nước này phải liên tục cắt giảm mạnh dự báo thu hoạch đậu tương và ngô, giữ ước tính sản lượng đậu tương ở mức 25 triệu tấn và triển vọng ngô ở mức 36 triệu tấn.
* Thị trường nông sản có thể sẽ tìm hướng đi từ báo cáo trồng trọt của Hoa Kỳ vào thứ Sáu.
* Các nhà phân tích được Reuters thăm dò ý kiến trước báo cáo dự kiến diện tích trồng ngô trung bình năm 2023 là 90,880 triệu mẫu Anh, lúa mì là 48,852 triệu mẫu Anh và đậu tương là 88,242 triệu mẫu Anh.
* Xuất khẩu ngũ cốc niên vụ 2022/23 của Ukraine đã giảm 17,7% xuống 36,9 triệu tấn tính đến ngày 27/3 do thu hoạch ít hơn và những khó khăn về hậu cần do cuộc xâm lược của Nga gây ra, dữ liệu của Bộ Nông nghiệp cho thấy.
* Nga không có kế hoạch ngừng xuất khẩu lúa mì nhưng muốn các nhà xuất khẩu đảm bảo giá cao cho nông dân, các nguồn tin nói với Reuters.
* USDA báo cáo một đợt bán 136.000 tấn ngô Mỹ hàng cho Trung Quốc.
* Các quỹ hàng hóa đã mua ròng các hợp đồng tương lai ngô, đậu tương, lúa mì, bột đậu tương của CBOT vào thứ Ba, các thương nhân cho biết.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 29/03/2023.
GIÁ DẦU TĂNG NHẸ BỞI GIÁN ĐOẠN NGUỒN CUNG, ĐÀ TĂNG CHẬM LẠI CHỜ ĐỢI CUỘC HỌP CỦA OPEC+
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03, dầu thô tiếp tục giữ vững sắc xanh trong bối cảnh nguồn cung vẫn đang góp sức ép, tuy nhiên, mức tăng hạn chế hơn khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cho thấy nhiều khả năng sẽ chưa điều chỉnh hạn ngạch trong cuộc họp và ngày 03/04 sắp tới.
- Giá dầu WTI đã tăng 0,54% lên mức 73,2 USD/thùng
- Dầu Brent tăng 0,49% lên 78,14 USD/thùng
Các tàu chứa ít nhất 14 triệu thùng dầu thô hiện đang trôi nổi ngoài khơi bờ biển nước Pháp khi các cuộc đình công cản trở hoạt động tại cảng, buộc một số tàu phải chuyển hướng. Pháp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu thô nhưng tỷ lệ này đã giảm khoảng 50% trong tháng này. Sản lượng nhiên liệu trong nước từ các nhà máy lọc dầu cũng bị đè bẹp bởi các cuộc đình công, và buộc Chính phủ phải giải phóng một số lượng nhất định từ kho dự trữ chiến lược.
Hoa Kỳ đang thúc giục Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xuất khẩu từ cảng Ceyhan sau khi tranh chấp liên quan đến chính quyền người Kurd đã tạm dừng các chuyến hàng khoảng 400.000 thùng mỗi ngày, thắt chặt thị trường. Tuy nhiên, chính phủ Iraq cho biết việc phá vỡ bế tắc là tùy thuộc vào người Kurd.
Tuy nhiên, đã tăng của giá dầu cũng hạn chế hơn sau khi nhóm OPEC+ không cho thấy dấu hiệu điều chỉnh sản lượng dầu trong cuộc họp vào tuần tới. Lãnh đạo nhóm, Saudi Arabia đã nói công khai rằng liên minh 23 quốc gia nên giữ nguồn cung ổn định cho cả năm 2023 nhằm đảm bảo sự phục hồi nhu cầu, 14 thương nhân và các nhà phân tích được Bloomberg thăm dò cũng nhất trí dự đoán không có thay đổi nào trọng chính sách sản xuất. Thông tin này đã khiến cho giá dầu gặp áp lực nhẹ trở lại trong phiên tối.
Mặc dù vậy, vẫn có thể thấy kỳ vọng tích cực về nhu cầu trong quan điểm của các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu. Mới đây, ông lớn của ngành dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đã đầu tư 3,6 tỷ USD để có 10% cổ phần đối với nhà máy lọc dầu Rongsheng một bước ngoặt đối với lĩnh vực lọc dầu độc lập của Trung Quốc. Điều này đang báo hiệu niệm tin vào khả năng phục hồi của nhu cầu của Trung Quốc, một điểm sáng cho thị trường năng lượng toàn cầu sau khi quốc gia này mở cửa trở lại và hướng tới mức tăng trưởng được dự báo là 5% trong năm 2023.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (ETRI), nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ tăng 6,2% so với năm ngoái lên 540 triệu tấn. Trong khi chế biến lọc dầu sẽ tăng 7,8% lên 733 triệu tấn, tương đương 1456 triệu thùng/ngày.
Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, báo cáo từ Viện Dầu khi độc lập Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại Mỹ giảm mạnh 6,1 triệu thùng, mức giảm trong tuần mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Tồn kho xăng cũng giảm mạnh 5,9 triệu thùng cho thấy nhu cầu có sự cải thiện hơn so với các tuần trước đó. Thông tin này có thể tiếp tục hỗ trợ giá dầu trong phiên sáng.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 29/03/2023.
GIÁ KIM LOẠI QUÝ ĐƯỢC HƯỞNG LỢI NHỜ DÒNG TIỀN LIÊN THỊ TRƯỜNG,
Kết thúc phiên 28/03, bạch kim là kim loại duy nhất đóng cửa trong sắc đỏ, với mức giảm 14% và 963,4 USD/ounce. Trái lại, giá vàng tăng 0,88% lên 1973,69 USD/ounce, và giá bạc tăng 1,19% lên 23,42 USD/ounce.
Yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của giá kim loại quý trong phiên hôm qua nằm ở sự dịch chuyển của dòng tiền liên thị trường. Đồng USD cùng với thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt suy yếu khiến cho các nhà đầu tư phân bổ vốn sang các loại tài sản trú ẩn khác như vàng và bạc.
Chỉ số Dollar Index giảm và 102,43 điểm, mức thấp nhất trong vòng bốn phiên. Bạch kim, với vai trò trú ấn kém hơn so với vàng và bạc, không được hưởng lợi nhiều từ sự dịch chuyển dòng tiền này. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang lo ngại suy thoái sẽ làm suy yếu nhu cầu mua sắm ô tô. Vì thế, triển vọng tiêu thụ không khả quan đã khiến cho giá bạch kim giảm phiên thứ ba liên tiếp.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng nhích nhẹ 0,17% lên 4,09 USD/pound. Tuy nhiên, diễn biến giá cho thấy mức giá đóng cửa thấp hơn so với mức giá mở cửa. Sau phiên tăng vào ngày 27/03, giá đồng giảm với khối lượng giao dịch tăng trong phiên hôm qua, phản ánh việc thị trường thiếu động lực tăng trưởng. Hiện giá đã kiểm nghiệm vùng 4,1 USD phiên thứ tư liên tiếp nhưng đều không thành công.
Mặc dù các tổ chức lớn như Ngân hàng Goldman Sachs và Công ty giao dịch hàng hóa lớn Trafigura đều dự báo giá đồng sẽ tăng, tuy nhiên do sự hồi phục có phần chậm hơn so với kỳ vọng tại Trung Quốc, mà tới nay giá đồng vẫn chưa thể bứt phá.
Bên cạnh đó, sau chuỗi giảm liên tiếp kể từ tháng 5/2022 đến nay, tồn kho đồng trên Sở COMEX đã tăng nhẹ lên 15.624 tấn. Áp lực nguồn cung giảm bớt cũng là yếu tố khiến cho sức mua bị hạn chế trong phiên hôm qua.
Quý nhà đầu tư xem thêm phân tích kỹ thuật tại: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NGÀY 29/03/2023.
Bài viết liên quan