fbpx

CĂNG THẲNG TẠI BIỂN ĐỎ & MỐI QUAN HỆ NGA – SAUDI ARABIA

 

Xung đột vận tải biển ở Biển Đỏ đang lan rộng. Cho đến giữa tháng 1, những con tàu khổng lồ vận chuyển 12% lượng dầu thương mại toàn cầu bằng đường biển phần lớn vẫn tiếp tục đi qua Kênh đào Suez ngay cả khi các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen khiến hầu hết các tàu container buôn bán phải né tránh. 

Vận tải hàng hải gặp thách thức, hậu quả trở nên phức tạp

Tập đoàn logistics lớn như Maersk, Hapag-Lloyd, Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MSC) cho biết họ sẽ định tuyến lại giao thông vòng quanh châu Phi. Số lượng container hàng ngày của các tàu ở khu vực Biển Đỏ và Kênh đào Suez đã giảm xuống chỉ còn 1/3 so với mức bình thường tính đến ngày 1/1. Theo nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển AXSMarine, số lượng tàu chở dầu ở kênh Suez đã giảm hơn 50% trong tuần bắt đầu từ ngày 15/1 so với tuần trước đó.

Giá cước vận tải cho tàu chở dầu đã tăng 30% kể từ giữa tháng 12, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế yếu và tình trạng dư thừa toàn cầu, đã khiến cung dầu vượt cầu, làm giảm tác động của việc tắc nghẽn.

Mối quan hệ “Nga – Saudi Arabia” có thể bị ảnh hưởng thế nào?

Kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, dầu thô giá rẻ của Nga ngày càng chi phối các dòng chảy hướng về phía Đông sang Trung Quốc và Ấn Độ, những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới chưa trừng phạt nguồn cung dầu của Nga. Theo nghiên cứu của S&P Global Ratings, các chuyến hàng dầu từ Nga chiếm khoảng 75% lưu lượng dầu đi về phía nam của Kênh Suez trong nửa đầu năm 2023, phần lớn trong số đó đến Ấn Độ và Trung Quốc.

Tàu chở dầu của Nga hướng tới Trung Quốc hoặc Ấn Độ sẽ phải đối diện với lựa chọn khó khăn. So với tuyến đường dài hơn nhiều quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi, kênh đào Suez tính phí vận chuyển, nhưng lại giảm thời gian di chuyển gần 2 tuần. Theo nhà phân tích Nikolas Zannikos của AXSMarine, mặc dù phí bảo hiểm cho tàu chở dầu đi qua Vịnh Aden khác nhau giữa các tàu, nhưng nhìn chung đã tăng lên khoảng 1% giá trị.

Tổng chi phí cho mỗi thùng dầu cho chuyến đi thông thường giữa kho dầu Primorsk của Nga ở Baltic và cảng Sikka của Ấn Độ đã tăng lên 4,24 USD.

Nếu phí bảo hiểm tăng lên 1,8%, tức là căng thẳng leo thang hơn, chuyến đi sẽ trở nên đắt đỏ, và chi phí ~4,74 USD/thùng khi đi qua châu Phi mà không tính đến chi phí vận chuyển hàng hóa hoặc nhiên liệu cao hơn. Với người mua hàng ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, dầu của Nga sẽ được vận chuyển muộn hơn, đắt hơn. Mức độ cạnh tranh không phải là vấn đề nhỏ đối với Nga.

Tất cả điều này có thể mang đến cơ hội cho Saudi Arabia, vốn có tàu chở dầu tới châu Á mà không cần phải đi qua Suez. Saudi đã cố gắng đẩy giá dầu bằng cách cắt giảm nguồn cung, tạo ra xung đột nội bộ trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các thành viên OPEC+, như Nga, mà họ đã hợp tác kể từ năm 2016. Bán nhiều hơn cho phía Đông Châu Á sẽ củng cố nguồn tài chính bị ảnh hưởng bởi thị phần thu hẹo do cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia.

Sự thay đổi thị phần đang nhen nhóm

Dữ liệu của Vortexa cho thấy, trong 6 tháng qua, xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 20% ​​xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ, Saudi Arabia chiếm trung bình 15%. Nhưng trong 2 tháng qua, xuất khẩu của Nga đã giảm xuống còn ~18%, Saudi Arabia đã tăng lên ~16%.

Bất kỳ sự gia tăng nào trong sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Nga đều có thể khiến sự đoàn kết của OPEC bị nghi ngờ. Khi đại dịch xảy ra vào năm 2020, Nga đã phản đối đề xuất cắt giảm sản lượng của OPEC và cuộc chiến giá cả với Saudi Arabia đã xảy ra. Cuộc tranh chấp đó đã khiến giá dầu lao dốc xuống mức thấp nhất là 20 USD/thùng.

Với việc lực lượng Houthi đang làm phức tạp tình hình Biển Đỏ và giá dầu hiện đang dao động ở mức 80 USD/thùng, một kịch bản như vậy còn rất xa vời. Tuy nhiên, việc quan hệ Nga – Saudi nguội lạnh có thể là một trong những hệ quả rõ ràng hơn của căng thẳng Biển Đỏ năm 2024.

Bấm để đánh giá bài viết này!
[Total: 0 Trung bình: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *